An toàn điện luôn là một trong những điều được chú trọng và quan tâm nhiều nhất từ xưa đến nay. Bên cạnh là nguồn nhiên liệu mang đến nhiều lợi ích cho đời sống con người thì nó lại tồn tại các mối nguy khiến làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Chính vì vậy, để giảm thiểu các nguy hiểm tiềm tàng trong mỗi môi trường điện năng thì đều cần phải tuân theo các tiêu chuẩn hay quy chuẩn về an toàn điện. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT là một trong những quy chuẩn bắt buộc phải có. Hãy tìm hiểu về quy chuẩn này ngay tại bài viết dưới đây.
Quy chuẩn QCVN 01: 2020/BCT là gì?
Quy chuẩn QCVN 01: 2020/BCT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện với tên tiếng anh là National technical regulation on Electric safety. QCVN 01:2020/BCT thay thế QCVN 01:2008/BCT được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
QCVN 01:2020/BCT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn điện trong hoạt động điện lực biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Bên cạnh quy chuẩn này, bạn có thể tham khảo thêm TCVN 4086:1985 - Tiêu chuẩn về an toàn điện trong xây dựng
Quy định chung của QCVN 01: 2020/BCT
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các công việc xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Giải thích từ ngữ
- Vùng làm việc an toàn là vùng đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho người, thiết bị khi thực hiện công việc.
- Điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
- Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V.
- Người cảnh giới là người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi và cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.
- Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 02 (hai) mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc.
Quy định về kỹ thuật
1. Làm việc với phần không có điện
a, Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc
- Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.
- Kiểm tra xác định không còn điện.
- Thực hiện nối đất (tiếp địa):
- Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện trường.
- Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết khi thực hiện công việc.
- Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
- Biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.
b, Kiểm tra không còn điện
- Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn điện.
- Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với Người chỉ huy trực tiếp.
c, Chống điện cấp ngược
- Phải đặt nối đất di động để chống điện cấp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.
- Khi cắt điện đường dây hạ áp, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây từ các nguồn điện độc lập khác.
2. Làm việc với phần có điện
a, Khoảng cách an toàn về điện
- Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
- Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
b, Các biện pháp làm việc với điện cao áp
- Khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:
- Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định.
c, Các biện pháp làm việc với điện hạ áp
Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác:
- Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc.
- Che phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
Trên đây chỉ là một số các đặc điểm trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về an toàn điện, ngoài ra còn có các tiêu chuẩn và quy chuẩn khác. Một môi trường làm việc an toàn cần phải tuần thủ các quy định cũng như các quy chuẩn cơ bản, phòng tránh các rủi ro cũng như tai nạn có thể xảy đến.
Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập website: https://eco3d.vn/ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Để mua các thiết bị bảo hộ ngành điện chính hãng, uy tín hãy đến ngay ECO3D SAFETY - nhà phân phối thiết bị bảo hộ ngành điện duy nhất tại thị trường Việt Nam sử dụng APP công nghệ riêng biệt để tra cứu thông tin sản phẩm và mua bán. Gọi ngay HOTLINE: 0983 330 380 để được tư vấn và đặt hàng nhanh nhất.
Tin tức

Tìm hiểu sự khác biệt giữa kính bảo hộ chống bụi, chống hóa chất và tia UV. So sánh tính năng, ứng dụng và cách chọn kính phù hợp cho từng môi trường làm việc.

Tránh sai lầm khi sử dụng kính bảo hộ lao động bằng cách nắm rõ cách đeo đúng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra kính thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa.

Kính bảo hộ là thiết bị bảo vệ mắt được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bụi, hóa chất, tia UV và các vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường nguy hiểm.

Trong cuộc sống hiện đại, kính bảo hộ không chỉ là một thiết bị bảo vệ mà còn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu, đặc biệt với những ai làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng, sản xuất, thí nghiệm hay thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.