Clicky

;
;
033.478.9967

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 về an toàn điện trong xây dựng - yêu cầu chung

 Ngày đăng: 8/11/2021 11:34:37 PM

    Bên cạnh các tiêu chuẩn quốc tế như ASTM, ISO hay ICE về kỹ thuật, lắp đặt hệ thống điện thiết bị bảo hộ thì các tiêu chuẩn về an toàn điện trong xây dựng cũng vô cùng quan trọng. Trong số đó phải kể đến nhất là tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985. Để biết rõ hơn về tiêu chuẩn này hãy xem ngay bài viết dưới đây.

    Tiêu chuẩn TCVN 4086:1985 là gì?

    TCVN 4086:1985

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 là tiêu chuẩn về an toàn điện trong xây dựng với tên tiếng anh là Electrical safety in construction - General requirements. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn diện đề áp dụng cho công tác xây lắp trên các công trường xây dựng.

    Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công tác xây lắp ở những nơi có điện áp 1000V và công tác xây lắp ở các mỏ khai thác than và quặng.

    Những yêu cầu về an toàn điện của TCVN 4086

    1. Đối với các đơn vị xây lắp có sử dụng các dụng cụ điện cầm tay

    TCVN 4086:1985

    Ở các đơn vị xây lắp có sử dụng các dụng cụ điện cầm tay: khoan điện, đèn xách tay, máy biến áp, hạ áp, bộ biến đổi tần số...cần phải thực hiện yêu cầu sau:

    Trước khi cấp phát dụng cụ mới cho công nhân sử dụng cần phải dùng thiết bị thử nghiệm (mô nô mét) để kiểm tra: cách điện với vỏ, thông mạch nối đất. Cần phải xem cấu tạo bảo vệ của dụng cụ có phù hợp với điều kiện sử dụng không. Nghiêm cấm việc cấp phát các dụng cụ điện cầm tay đã có những dấu hiệu hư hỏng cho công nhân sử dụng.

    Các dụng cụ điện cầm tay phải có số thứ tự. Sau khi sử dụng, các dụng cụ phải được bảo quản ở nơi khộ ráo. Hàng tháng đơn vị phải tổ chức kiểm tra các dụng cụ điện cầm tay ít nhất một lần về cách điện với vỏ, thông mạch nối đất. Người kiểm tra phải có trình độ kĩ thuật nghề nghiệp không thấp hơn bậc 3.

    2. Đối với việc nối, tháo gỡ dây dẫn và sửa chữa

    TCVN 4086:1985

    Việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sửa chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm thiết bị điện, phải do công nhân điện có trình độ về kĩ thuật an toàn điện thích hợp với từng loại việc tiến hành.

    Đối với các thiết bị điện di động, máy điện cầm tay và đèn điện xách tay khi nối vào lưới điện phải qua ổ cắm. Việc đấu, nối phải thoả mãn các yêu cầu về an toàn điện.

    Việc  thay  cầu  chảy,  bóng  đèn  phải  do  công  nhân  thực  hiện.  Khi  làm  phải  dùng phương tiện phòng hộ cá nhân.

    3. Đối với dây dẫn điện đặt ngoài trời

    TCVN 4086:1985

    Đối  với  dây  dẫn  điện  đặt  ở  ngoài  trời  của  các  công  trình  cấp  điện  tạm  thời,  phải dùng dây có vỏ bọc mắc trên cột có sứ cách điện. Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất hay sàn làm việc theo phương thẳng đứng, không nhỏ hơn các trị số sau:

    • 2,5m nếu phía dưới là nơi làm việc (khi làm việc không sử dụng công cụ và thiết bị quá tầm với của người);
    • 3,5m nếu phía dưới là lối người qua lại;
    • 6,0m nếu phía dưới có các phương tiện cơ giới qua lại;
    • 6,5m nếu phía dưới có tàu điện hay tàu hoả qua lại.

    (tính đến mặt đường ray)

    Đoạn dây dẫn trong một khoảng cột không được có quá hai mối nối, các điểm nối cần bố trí ở gần điểm buộc dây dẫn vào cổ sứ.

    4. Một số yêu cầu khác về an toàn điện

    • Khi xây dựng lưới điện ở công trường xây dựng cần đảm bảo: lưới động lực và chiếu sáng làm việc riêng rẽ, có khả năng cắt điện toàn bộ phụ tải điện trong từng hạng mục công trình hay một khu vực sản xuất.
    • Trước khi lắp ráp và sửa chữa lưới điện, thiết bị điện phải cắt cầu dao cấp điện cho khu vực sẽ thao tác, tại cầu dao đó phải treo bảng "cấm đóng điện, có người đang làm  việc  ở  trên  đường  dây".  Nếu  cầu  dao  nằm  ngoài  trạm  biến  áp  (cầu  dao  phân đoạn, rẽ nhánh) ngoài các biện pháp trên cần phải tạo ngắn mạch 3 pha ở phía đầu nguồn.
    • Khi lắp ráp và vận hành dây dẫn điện, các thiết bị kĩ thuật điện, cần tránh khả năng phát nóng do quá tải hoặc các mối nối dẫn điện không tốt.
    • Các đèn chiếu sáng chung nối với lưới điện có điện áp 127V và 220V (chỉ sử dụng điện áp pha), phải đặt ở độ cao cách mặt đất hay sàn nhà ít nhất là 2,5m. Khi độ cao treo đèn nhỏ hơn 2,5m cần dùng đèn có điện áp không lớn hơn 36V.
    •  Trong thời gian sử dụng thiết bị điện ở công trường xây dựng, các thiết bị cần phải mang biển báo theo quy định theo TCVN 2572: 1978. “Biển báo an toàn điện”

    Những yêu cầu về sử dụng các phương tiện phòng hộ của công nhân

    TCVN 4086:1985

    • Phải trang bị cho công nhân vận hành thiết bị điện các phương tiện phòng hộ 
    • Các phương tiện về trang thiết bị phòng hộ cá nhân đều phải có phiếu thử nghiệm Kết quả sau mỗi lần thử nghiệm định kì được ghi vào phiếu thử nghiệm, có ngày, tháng, năm. Trước khi sử dụng các phương tiện phòng hộ bằng cao su, kiểm tra kĩ và lau sạch bụi, trường hợp bị ẩm phải sấy khô. Cấm dùng các phương tiện phòng hộ bị thủng, rách hoặc rạn nứt.

    Kiểm tra thực hiện các yêu cầu của an toàn điện

    TCVN 4086:1985

    Phải kiểm tra định kì điện trở cách điện của mạch điện và thiết bị điện bằng đồng hồ hoặc các thiết bị đo thích hợp (về cấp chính xác, giới hạn thang đo), cắt điện trước khi nối đồng hồ đo vào mạch điện cần kiểm tra

    1. Những yêu cầu đối với công nhân vận hành thiết bị điện ở công trường

    • Công nhân vận hành thiết bị điện phải qua lớp đào tạo về kỹ thuật điện và kỹ thuật an toàn điện. Nội dung đào tạo phải thích hợp với công tác vận hành.
    • Công nhân đang làm công tác quản lý, vận hành thiết bị điện phải đủ sức khỏe, không mắc bệnh tim mạch, phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ y tế.
    • Công nhân vận hành thiết bị điện ở công trường phải có tay nghề thích hợp với từng loại công việc đảm nhận; phải có trình độ kỹ thuật an toàn điện phù hợp với quy trình kỹ thuật an toàn điện của từng chuyên ngành. Trình độ về kỹ thuật an toàn điện của công  nhân  vận  hành  thiết  bị điện  không  được  thấp  hơn  bậc  2;  công  nhân  trực trạm điện - bậc 3.
    • Công nhân điện trên công trường xây dựng phải được trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định hiện hành; phải biết cấp cứu người bị điện giật.
    • Công nhân vận hành thiết bị điện phải được học tập và kiểm tra lại kỹ thuật an toàn điện hàng năm.

    => XEM NGAY MỘT SỐ THIẾT BỊ BẢO HỘ NGÀNH ĐIỆN DƯỚI ĐÂY :

    Găng tay cao su cách điện LINEMAN E014B
    Găng tay cao su cách điện LINEMAN CLASS 0 là loại găng tay bảo hộ được làm từ chất liệu cao su tự nhiên loại 1 có khả năng cách điện tới 1000V theo tiêu chuẩn ASTM D120
    Xem chi tiết
    Vai áo cách điện class 3 D3RRY-ST
    Công ty ECO3D phân phối tay áo cách điện D3RRY-ST loại 2 chống điện giật class 3 theo tiêu chuẩn ASTM D1051. Liên hệ 0983 330 380 để đặt hàng sớm nhất
    Xem chi tiết
    Bút thử điện cao áp VOLT DETECT 500KV SELF TEST
    Bộ quần áo chống hồ quang điện 40 Cal PrismShield Lens SK40-SPL
    Bộ quần áo chống hồ quang điện Arc flash SK40 SPL ( Salisbury PrismShield Lens ) là sản phẩm được sử dụng trong các lĩnh vực điện công nghiệp, nơi có các mối nguy hiểm của tia hồ quang cấp độ 4.
    Xem chi tiết

    2. Xác định vùng nguy hiểm

    Vùng nguy hiểm dọc đường dây tải điện trên không về hai phía được quy định là một dải đất  và  khoảng  không  gian  được  giới  hạn  bởi  hai  mặt  phẳng  thẳng  đứng  song  song:  mặt phẳng thứ nhất đi qua hình chiếu trên mặt đất của dây dẫn ngoài cùng (khi dây không dao động); mặt phẳng thứ hai cách mặt phẳng thứ nhất một khoảng cách ứng với từng cấp điện áp sau:

    Điện áp (KV)

    Khoảng cách (m)

    Dưới 1

    Từ 1 đến 20

    35

    110

    150-220

    2

    10

    15

    20

    25

     

    Trên đây là một số đặc điểm và lưu ý trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 về an toàn điện trong xây dựng. Ngoài ra, người lao động cũng nên trang bị cho mình thêm các thiết bị bảo hộ quan trọng tuỳ thuộc theo từng môi trường. Điều này không chỉ giúp đảm bảo về tính an toàn mà còn một phần nào đó giúp nâng cao hiệu suất lao động.

    Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác, truy cập ngay : https://eco3d.vn/

    Hoặc liên hệ HOTLINE: 0983 330 380 để được tư vấn rõ hơn.

     

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...