Điện là nguồn năng lượng thiết yếu được ứng dụng trong nhiều ngành công nhiệp khác nhau. Nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong nhiều thập kỉ qua. Vậy có những thiết bị bảo hộ chống điện giật nào?....
Điện là nguồn năng lượng thiết yếu được ứng dụng trong nhiều ngành công nhiệp khác nhau. Nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong nhiều thập kỉ qua. Tuy nhiên, bên cạnh những ứng dụng đầy hữu ích thì nó cũng ẩn chứa những mối nguy gây hại cho con người. Và bị điện giật chính là một trong những mối nguy ấy.
Vậy có những thiết bị bảo hộ chống điện giật nào? Hãy cùng ECO3D tìm hiểu ngay dưới đây :
Top 4 thiết bị bảo hộ chống điện giật
Top1 – Găng tay cách điện
Trong số các thiết bị bảo hộ về điện thì găng tay cách điện chắc chắn là thiết bị bảo hộ chống điện giật quan trọng nhất. Đôi tay là bộ phận duy nhất thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với hầu hết các loại máy móc có tích hợp dòng điện. Vì thế chẳng lạ gì khi găng tay cách điện lại luôn là thiết bị bảo hộ quan trong nhất trong ngành công nghiệp điện.
Chúng ta có thể sử dụng nhiều loại găng tay khác nhau sao cho phù hợp nhất với thiết bị đang thi công. Do điện được phân ra nhiều mức độ khác nhau nên găng tay cách điện cũng được phân loại giống như thế. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và tính năng sử dụng riêng biệt tương thích với mỗi mức độ điện thế khác nhau. Tính an toàn sẽ được tăng cao nếu người dùng sử dụng đúng loại găng tay cho đúng môi trường làm việc của mình.
Top 2 – Tay áo cách điện
Tay áo cách điện đươc thiết kế tinh tế với đường cong ở phần khuỷu tay và độ dài bao trọn cánh tay vừa bảo vệ sự an toàn lại vừa tạo sự thoải mái cho người dùng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp người dùng hoạt động được dễ dàng hơn.
Do khi lắp đặt hoặc sửa chữa các thiết bị điện, ngoài đôi tay ra thì cánh tay cũng là bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các vật dẫn điện. Nên giống với găng tay cách điện thì tay áo cách điện cũng là một thiết bị bảo hộ quan trọng. Sử dụng tay áo cách điện sẽ giúp bảo hộ toàn phần cánh tay giảm thiểu hầu hết các rủi ro có thể xảy đến.
Top 3 – Giày cách điện
Nói đến thiết bị bảo hộ chống điện giật thì không thể không nhắc đến giày cách điện. Đây là thiết bị bảo hộ giúp cho người lao động được bảo hộ toàn diện hơn.
Giày cách điện thường được tích hợp khả năng chống nước, có độ bền cao, chịu được nhiệt (ở một nhiệt độ nhất định),…. Nên ngoài được dùng trong ngành công nghiệp điện thì nó cũng được dùng trong nhiều ngành nghề khác để chống điện giật.
Top 4 – Sào cách điện
Trong các thiết bị bảo hộ chống điện giật thì có lẽ sào cách điện còn là thiết bị khá lạ. Nhưng trong ngành điện thì thiết bị này thực sự thiết yếu. Nó giúp kéo người bị nạn ra khỏi vùng có điện nhanh chóng mà không gây thiệt hại cho người cứu hộ. Công dụng này chính là một trong những lý do sào cách điện được coi là thiết bị bảo hộ chống điện giật nên sử dụng nhất.
Ngày nay, có khá nhiều thiết bị bảo hộ chống điện giật được sử dụng nhưng trên đây là Top 4 thiết bị bảo hộ điện giật mà bạn nên dùng nhất. Chúng giúp bảo hộ bạn toàn diện hơn, giảm thiểu tối đa tai nạn do điện giật gây nên.
Hiện tại ECO3D đang là một trong những công ty phân phối thiết bị bảo hộ uy tín nhất trên trường. Với các sản phẩm chất lượng cao và được nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian, ECO3D luôn đảm bảo giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.
Tham khảo ngay các thiết bị bảo hộ chống điện giật của ECO3D tại đây
Tin tức

Tìm hiểu sự khác biệt giữa kính bảo hộ chống bụi, chống hóa chất và tia UV. So sánh tính năng, ứng dụng và cách chọn kính phù hợp cho từng môi trường làm việc.

Tránh sai lầm khi sử dụng kính bảo hộ lao động bằng cách nắm rõ cách đeo đúng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra kính thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa.

Kính bảo hộ là thiết bị bảo vệ mắt được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bụi, hóa chất, tia UV và các vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường nguy hiểm.

Trong cuộc sống hiện đại, kính bảo hộ không chỉ là một thiết bị bảo vệ mà còn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu, đặc biệt với những ai làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng, sản xuất, thí nghiệm hay thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.