Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3740:1982 về mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc
;
;
033.478.9967

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3740:1982 về mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc

 Ngày đăng: 07/09/2021

    Đối với các môi trường nhiều khí độc thì mặt nạ phòng độc đã quá quen thuộc với người lao động. Một trong những bộ phận quan trọng nhất của loại mặt nạ này phải kể đến là các hộp lọc, phin lọc. Chúng giúp lọc các khi độc hại mang đến sự bảo vệ hô hấp cho con người. 

    Để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất đối với mỗi người khi sử dụng loại mặt nạ phòng độc có hộp lọc hay phin lọc thì các tiêu chuẩn đã được đề ra. Tại Việt Nam thì tiêu chuẩn TCVN 3740:1982 đã được đề ra. Vậy tiêu chuẩn này như thế nào? Nếu bạn cũng chưa biết về vấn đề này, hãy tìm hiểu ngay dưới đây.

    Tiêu chuẩn TCVN 3740:1982 là gì?

    tiêu chuẩn việt nam TCVN 3740 : 1982

    TCVN 3740 : 1982 do Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động biên soạn, Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước trình duyệt, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

    Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

    Tiêu chuẩn quy định phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc chống các chất độc dạng hơi đối với hai chất đại diện: axit xyanhydric và benzene.

    Nội dung của phương pháp này là xác định khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đưa hỗn hợp hơi độc với không khí vào hộp lọc đến khi xuất hiện sau hộp lọc một lượng hơi độc ứng với một nồng độ cho phép được phát hiện bằng chất chỉ thị.

    Xem thêm về : Tiêu chuẩn TCVN 8389-1:2010

    Thiết bị dụng cụ, vật liệu và thuốc thử

    Cân kỹ thuật phòng thí nghiệm có độ chính xác tới 0,01 kg với tải trọng tối đa tới 1 kg.

    Đồng hồ đo khí (Nếu không có đồng hồ đo khí dùng phương pháp chuẩn lưu tốc kế ghi trong Phụ lục 1 của tiêu chuẩn).

    tiêu chuẩn việt nam tcvn

    1. Dụng cụ, vật liệu cho HCN

    - Phễu lọc thủy tinh;

    - Bình nón dung tích 500 ml;

    - Nhiệt kế có độ chia 0,1 oC hoặc 0,2 oC; ống đong có dung tích 50 ml và 250 ml;

    - Đồng hồ bấm giây hay đồng hồ giờ chính xác tới 1 min;

    - Giấy lọc thử nghiệm;

    - Benzidin bazơ;

    - Nước cất theo TCVN 2117 : 1977;

    - Axit axetic tinh khiết hóa học, dung dịch 5 % theo TCVN 1055 : 1971;

    - Đồng axetat tinh khiết hóa học, dung dịch nước 3 %;

    - Axit xian hydric kỹ thuật;

    - Dung dịch chỉ thị benzidine.

    Dung dịch chỉ thị pha bằng cách: hòa tan 0,5 % benzidin vào 250 ml nước cất được đun nóng từ 80oC đến 90oC. Lọc nóng dung dịch, thêm 10ml dung dịch đồng axetat, 40 ml dung dịch axit axetic khuấy cẩn thận và lại đem lọc. Dung dịch thu được bảo quản trong bình thủy tinh sẫm màu, có nút nhám, thời hạn bảo quản không quá mười ngày đêm.

    Để thử nghiệm: pha 3 đến 4 giọt dung dịch chỉ thị vào 20 ml nước cất (dùng dung dịch mới pha).

    2. Dụng cụ, vật liệu cho C6H6

    - Thiết bị thử nghiệm hộp lọc (sơ đồ và mô tả xem Phụ lục 1 của tiêu chuẩn)

    - Cân kỹ thuật phòng thí nghiệm chính xác tới 0,01 kg với tải trọng tối đa tới 1 kg;

    - Đồng hồ đo khí. (Nếu không có đồng hồ đo khí dùng phương pháp chuẩn lưu tốc kế ghi trong Phụ lục 1);

    - Tủ sấy đảm bảo nhiệt độ nóng 105oC đến 110oC;

    - Nhiệt kế có độ chia 0,1 oC hoặc 0,2oC;

    - Đồng hồ bấm giây hay đồng hồ giờ chính xác tới 1 min;

    - Phễu lọc thủy tinh;

    - Bình nón dung tích 250 ml;

    - Cốc cân thí nghiệm;

    - Ống đong có dung tích 100 ml;

    - Nước cất theo TCVN 2117 : 1977;

    - Natri nitrit tinh khiết hóa học;

    - Axit sunfuric tinh khiết hóa học;

    - Dung dịch chỉ thị natri nitric 20 ml.

    - Dung dịch chỉ thị phải pha hàng ngày: hòa tan 2 g natri nitrit đã được sấy khô ở 105 oC đến 110 oC tới khối lượng không đổi trong 100 ml axit sunfuric. Bảo quản dung dịch trong bình nút nhám.

    Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc chống hơi axit xyanhydric (HCN)

    Để thử nghiệm: pha 3 đến 4 giọt dung dịch chỉ thị vào 20 ml nước cất (dùng dung dịch mới pha).

    1. Chuẩn bị thử nghiệm

    tiêu chuẩn việt nam tcvn

    • Thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc được xác định ở các điều kiện thử nghiệm không đổi sau đây:

    Lưu lượng dòng không đổi của hỗn hợp hơi độc với không khí là 30 m3/min ± 0,6.10-3 m3/min khi thử nghiệm các hộp lọc cho mặt nạ có một hộp lọc và 15 m3/min ± 0,3.10-3 m3/min khi thử nghiệm các hộp lọc cho mặt nạ có hai hộp lọc:

    Đổ ẩm tương đối của không khí 65 % ± 5 % theo TCVN 1966 : 1977

    Nhiệt độ môi trường xung quanh 27 oC ± 2 oC theo TCVN 1966 : 1977

    Nồng độ của axit xyanhydric trong không khí 1 g/m3 đến 10 g/m3

    • Chuẩn bị thiết bị cho việc thử nghiệm theo Phụ lục 1, Điều 2
    • Lắp các hộp lọc thử nghiệm vào bộ gá, kiểm tra độ kín của thiết bị theo Phụ lục 1, Điều 3.
    •  Cho axit xyanhydric vào bình bay hơi, đặt bình bay hơi vào bình ổn nhiệt có nhiệt độ không đổi từ 0oC đến 10 oC (như khi tiến hành chuẩn lưu tốc kế khí, xem Phụ lục 1 Điều 5).

    Lắp bình bay hơi vào thiết bị và thiết lập chế độ làm việc theo Phụ lục 1, Điều 4. Các khóa 3 ngả đặt ở vị trí hướng dòng khí vào bình hấp thụ.

    Sau 15 min, mở các khóa của bình bay hơi và thiết lập trên lưu tốc kế hiệu số mức yêu cầu ứng với đồ thị chuẩn. Sau 15 min đến 30 min đóng các khóa bình bay hơi lại, lấy ra khỏi bình nhiệt và cân.

    Nồng độ axit xyanhydric (C) (g/m3) tính theo công thức sau:

    Trong đó:

    m1: khối lượng bình bay hơi nước khi thử nghiệm (g);

    m2: khối lượng bình bay hơi sau khi thử nghiệm (g);

    t: thời gian bình bay hơi làm việc (min);

    L: tổng lưu lượng không khí qua hai màng ngăn (m3/min).

    2. Tiến hành thử nghiệm

    tiêu chuẩn việt nam tcvn

    • Rót chất chỉ thị vào bình chỉ thị và lắp chúng vào thiết bị
    • Cân bình bay hơi với sai số 0,01 g. Đặt nó vào bình ổn nhiệt và nối với thiết bị.

    Sau 15 min thiết lập chế độ làm việc đã cho theo Phụ lục 1, Điều 4.

    • Xoay khóa 3 ngả hướng dòng hỗn hợp không khí với hơi độc vào hộp lọc thử nghiệm, đồng thời ghi nhận thời gian bắt đầu thử nghiệm.
    • Trong thời gian thử nghiệm không được thay đổi các thông số độ ẩm, lưu lượng không khí đưa vào bình bay hơi và hộp lọc thử nghiệm, nếu chỉ số của ẩm kế và lưu tốc kế thay đổi thì hiệu chỉnh bằng cách xoay các van tương ứng.
    •  Ghi nhận thời gian xuất hiện màu xanh da trời của chất chỉ thị chính xác tới 1 min.

    Sau khi đổi màu, chỉ thị lại xoay van 3 ngả hướng dòng hỗn hợp không khí với hơi độc vào bình hấp thụ.

    • Sau khi đổi màu chỉ thị ở cả hai hộp, ngừng đưa axit xyanhđric đồng thời đóng cả 2 khóa bình bay hơi và khóa dòng không khí vào bình bay hơi sau 10 min đến 15 min, ngừng đưa không khí vào thiết bị.
    •  Tháo bình bay hơi, lau khô đem cân và tính nồng độ trung bình của axit xyanhydric trong hỗn hợp không khí với hơi độc khi thử nghiệm theo công thức (1).

    3. Xử lý kết quả

    • Thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc được xác định theo kết quả thử nghiệm đồng thời hai hộp lọc trên một thiết bị khí. Khi sự sai lệch của giá trị thử nghiệm giữa hai hộp lọc không vượt quá 10 % của giá trị nhỏ, lấy giá trị này với dấu ghi "không nhỏ hơn" coi như là kết quả thử nghiệm.
    •  Nếu nồng độ trung bình của axit xyanhydric trong thời gian thử nghiệm khác với nồng độ trung bình cho trước không vượt quá tiêu chuẩn. Cho phép trong tài liệu kỹ thuật của các hộp lọc thử nghiệm thì thời gian có tác dụng bảo vệ (T) (min) tính theo công thức sau:     

       

    Trong đó:

    To: thời gian có dụng bảo vệ ở nồng độ Co (min);

    Co: nồng độ trung bình của axit xyanhydric khi tiến hành thử nghiệm (g/m3);

    Cct: nồng độ cho trước của axit xyanhydric (g/m3).

    Lưu ý:

    Nếu độ ẩm của môi trường thực tế khi sử dụng hộp lọc khác với độ ẩm đã cho trong tiêu chuẩn này thì thời gian có dụng bảo vệ T phải được xác định theo phương pháp của tiêu chuẩn này nhưng với điều kiện độ ẩm đó.

    4. Yêu cầu về an toàn

    •  Axit cyanhydric là chất lỏng linh động, không màu dung dịch trong nước có mùi hạnh nhân đắng. Khi nhiễm độc gây ngạt thở. Nồng độ giới hạn cho phép 0,3 mg/m3
    • Tất cả các thử nghiệm có liên quan tới axit xyanhydric phải tiến hành trong tủ hốt.

    Người thí nghiệm phải chuẩn bị sẵn sàng mặt nạ chống hơi axit xyanhydric. Chỗ làm việc phải có các thuốc trung hòa phương tiện dập cháy và phương tiện cấp cứu sơ bộ.

    Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc chống hơi benzen C6H6

    tiêu chuẩn việt nam tcvn

    1. Chuẩn bị thử nghiệm

    - Điều kiện thử nghiệm: Nồng độ của benzen 1 g/m3 đến 10 g/m3.

    - Giữ nhiệt độ trong bình ổn nhiệt với chênh lệch cho phép ± 0,5 oC. Nhiệt độ này đã nhận được khi chuẩn lưu tốc kế khí.

    2. Tiến hành thử nghiệm

    - Thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc chống hơi benzen được xác định theo

    - Kết thúc thử nghiệm khi chất chỉ thị bắt đầu có màu vàng.

    3. Xử lý kết quả

    4. Yêu cầu về an toàn

    • Benzen là chất lỏng không màu, tác động tới hệ thần kinh trung ương (gây buồn ngủ, nồng độ cao hơn gây co giật và có thể gây chết người khi bị nhiễm độc mạnh). Nồng độ giới hạn cho phép 20 mg/m3.
    • Tất cả các thử nghiệm có liên quan tới benzen phải tiến hành trong tủ hốt, nơi làm việc phải có mặt nạ chống hơi benzen, phương tiện dập cháy và các phương tiện cấp cứu sơ bộ.

    Trên đây là một phần nhỏ về tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3740:1982, hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Mua mặt nạ và phin lọc chính hãng đến ngay ECO3D SAFETY hoặc liên hệ HOTLINE : 032 508 8861 để được tư vấn và biết thêm các thông tin chi tiết khác. 

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...