Trong số tất cả các loại thiết bị bảo hộ thì găng tay chống hoá chất chính là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu. Chúng giúp bảo vệ đôi tay không chỉ trước các hoá chất gây hại mà còn từ các động bên ngoài khác như bụi bẩn, dầu mỡ, vật sắc nhọn,....
Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho người dùng thì găng tay chống hoá chất phải tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn đề ra trong sản xuất. Có thể là theo tiêu chuẩn chung của quốc tế hoặc theo các tiêu chuẩn quốc gia tương đương. Tại Việt Nam thì găng tay chống hoá chất hầu như sẽ tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 12326-1:2018.
Tiêu chuẩn TCVN 12326-1:2018 là gì?
TCVN 12326-1:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 374-1:2016 và sửa đổi 1:2018. TCVN 12326-1:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho găng tay bảo vệ dùng để bảo vệ người sử dụng chống lại các hóa chất nguy hiểm và định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng.
Nếu cần có các tính năng bảo vệ khác, ví dụ: bảo vệ chống rủi ro cơ học, rủi ro về nhiệt, tiêu tán tĩnh điện v.v... thì sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn tính năng cụ thể phù hợp. Thông tin thêm về tiêu chuẩn găng tay bảo vệ có thể có trong EN 420.
Xem thêm : Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6881 : 2001 về quần áo chống hoá chất
Lấy mẫu thử
1. Lấy mẫu để thử thẩm thấu
Từng mẫu vật liệu thử phải tuân theo các yêu cầu trong EN 16523-1:2015, phần "Thông tin do nhà sản xuất cung cấp", sao cho vật liệu có thể được bịt kín phía trong buồng thử.
Lấy ba mẫu thử từ vùng lòng bàn tay. Nếu găng tay có chiều dài bằng hoặc lớn hơn 400 mm và nếu cổ găng tay có tác dụng bảo vệ chống rủi ro hóa chất thì phải lấy thêm ba mẫu thử nữa ở phần giữa, cách mép cổ găng tay 80mm (xem hình dưới).
Các phần khác của găng tay có thể được thử theo yêu cầu. Trong trường hợp có các đường may ở vùng lòng bàn tay thì phải thử vùng này. Đối với găng tay bảo vệ chống hóa chất nhiều lớp, nếu các lớp không được liên kết với lớp bảo vệ chống hóa chất thì có thể loại bỏ các lớp không có tác dụng bảo vệ chống hóa chất, ví dụ: lớp cách nhiệt.
2. Lấy mẫu để thử sự thấm qua
Lấy mẫu để thử sự thấm qua phải được thực hiện theo EN 374-2:2014, phần “Yêu cầu tính năng”.
3. Lấy mẫu để thử sự suy giảm
Lấy mẫu để thử sự suy giảm phải được thực hiện theo 1 và EN 374-4:2013, theo yêu cầu chung của phần “Yêu cầu tính năng”.
Yêu cầu tính năng
CẢNH BÁO AN TOÀN
Người sử dụng tiêu chuẩn này phải quen với việc thực hành phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích đưa ra tất cả các vấn đề an toàn, nếu có thì bao gồm cách sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là áp dụng cách thực hành an toàn và vệ sinh đã thiết lập và bảo đảm sự tuân thủ các qui định về luật pháp.
1. Yêu cầu chung
Găng tay bảo vệ chống các hóa chất nguy hiểm phải tuân theo các yêu cầu được cho trong EN 420:2009, phần "Lấy mẫu thử", phần "Yêu cầu tính năng" và phần "Thông tin do nhà sản xuất cung cấp"
2. Sự thấm qua
Găng tay bảo vệ phải không bị rò rỉ khi thử theo EN 374-2:2014, 7.2 và 7.3.
3. Sự suy giảm
Sự suy giảm (DR) phải được xác định theo EN 374-4 đối với từng hóa chất được ghi trong nhãn và ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Đối với găng tay dài hơn 400 mm, tối thiểu phải ghi lại sự suy giảm tương ứng với các kết quả thẩm thấu thấp nhất.
4. Sự thẩm thấu
a, Quy định chung
Đối với găng tay dài hơn 400mm, tại chỗ lòng bàn tay và cổ găng tay có các mức tính năng khác nhau, phải ghi mức tính năng thấp nhất trên nhãn đối với từng hóa chất.
Tất cả các kết quả phải được ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Mỗi tổ hợp của găng tay bảo vệ/hóa chất thử phải được phân loại theo Bảng 1, sử dụng các kết quả như cho trong EN 16523-1:2015, 8.5.1.1 hoặc 8.5.1.3 đối với thời gian lọt qua được chuẩn hóa.
Bảng 1 - Mức tính năng thẩm thấu
Thời gian lọt qua đo được min |
Mức tính năng thẩm thấu |
>10 | 1 |
>30 | 2 |
>60 | 3 |
>120 | 4 |
>240 | 5 |
>360 | 6 |
(Các) hóa chất thử phải được lấy từ danh sách các hóa chất thử trong Bảng 2. Các hóa chất khác được sử dụng tùy thuộc vào phạm vi áp dụng của găng tay.
Tình huống được mô tả trong EN 16523-1:2015, 8.5.1.4 được coi là không đạt do tính không đồng nhất của các mẫu thử.
Theo tính năng thẩm thấu, găng tay bảo vệ chống hóa chất phải được phân loại theo ba loại: loại A, loại B hoặc loại C.
b, Loại A
Tính năng thẩm thấu phải tối thiểu là mức 2 đối với ít nhất sáu hóa chất thử được liệt kê trong Bảng 2.
c, Loại B
Tính năng thẩm thấu phải tối thiểu là mức 2 đối với ít nhất ba hóa chất thử được liệt kê trong Bảng 2.
d, Loại C
Tính năng thẩm thấu phải tối thiểu là mức 1 đối với ít nhất một hóa chất thử được liệt kê trong Bảng 2.
Bảng 2 - Danh sách các hóa chất thử
Mã chữ cái | Hóa chất | Số CAS | Loại |
A | Metanol | 67-56-1 | rượu bậc nhất |
B | Axeton | 67-64-1 | Keton |
C | Axetonitril | 75-05-8 | Hợp chất nitril |
D | Diclometan | 75-09-2 | Hydrocacbon clo hóa |
E | Cacbon disulfua | 75-15-0 | Hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh |
F | Toluen | 108-88-3 | Hydrocacbon thơm |
G | Dietylamin | 109-89-7 | Amin |
H | Tetrahydrofuran | 109-99-9 | Hợp chất dị vòng và ete |
I | Etyl axetat | 141-78-6 | Este |
J | n-Heptan | 142-82-5 | Hydrocacbon no |
K | Natri hydroxit 40 % | 1310-73-2 | Bazơ vô cơ |
L | Axit sulphuric 96 % | 7664-93-9 | Axit khoáng vô cơ, oxy hó |
M | Axit nitric 65 % | 7697-37-2 | Axit khoáng vô cơ, oxy hó |
N | Axit axetic 99 % | 64-19-7 | Axit hữu cơ |
O | Amoni hydroxit 25 % | 1336-21-6 | Bazơ hữu cơ |
P | Hydro peroxit 30 % | 7722-84-1 | Peroxit |
S | Axit flohydric 40 % | 7664-39-3 | Axit khoáng vô cơ |
T | Formaldehyt 37 % | 50-00-0 | Aldehyt |
5. Yêu cầu đối với găng tay loại A, B và C
Các yêu cầu được đề cập trong Bảng 3.
Bảng 3 - Yêu cầu đối với các loại găng tay bảo vệ khác nhau
Yêu cầu chung | Sự thấm qua | Loại A | Loại B | Loại C | |
Loại A | X | X | X | ||
Loại B | X | X | X | ||
Loại C | X | X | X | ||
X = yêu cầu |
Ghi nhãn cho từng loại găng tay
Găng tay bảo vệ chống các hóa chất nguy hiểm phải được ghi nhãn theo các yêu cầu cho găng tay bảo vệ trong EN 420 và ghi nhãn như sau:
1. Ghi nhãn găng tay Loại A
Đối với găng tay bảo vệ tuân theo các yêu cầu Loại A được qui định trong phần "Yêu cầu đối với găng tay loại A, B và C", các hình vẽ trong Hình 2 phải được sử dụng kèm theo viện dẫn tiêu chuẩn này.
Sáu hóa chất thử phải được nhận biết bởi mã chữ cái được ghi dưới hình vẽ được thể hiện trên Hình 2. Nếu các hóa chất khác không có trong danh mục được thử, thông tin về các mức tính năng phải được ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Hình 2 - Ghi nhãn cho găng tay Loại A
2. Ghi nhãn găng tay Loại B
Đối với găng tay bảo vệ tuân theo các yêu cầu Loại B được qui định trong phần "Yêu cầu đối với găng tay loại A, B và C", các hình vẽ trong Hình 3 phải được sử dụng kèm theo viện dẫn tiêu chuẩn này.
Ba hóa chất thử phải được nhận biết bởi mã chữ cái được ghi nhãn dưới hình vẽ được thể hiện trên Hình 3. Nếu các hóa chất khác không có trong danh mục được thử, thông tin về các mức tính năng phải được cung cấp trong hướng dẫn sử dụng.
Hình 3 - Ghi nhãn cho găng tay Loại B
3. Ghi nhãn găng tay Loại C
Đối với găng tay bảo vệ tuân theo các yêu cầu Loại C được qui định trong phần "Yêu cầu đối với găng tay loại A, B và C", các hình vẽ trong Hình 4 phải được sử dụng kèm theo viện dẫn tiêu chuẩn này.
(Các) hóa chất thử phải được nêu trong hướng dẫn sử dụng kèm theo thông tin về các mức tính năng. Nếu các hóa chất khác không có trong danh mục được thử, thông tin về các mức tính năng phải được cung cấp trong hướng dẫn sử dụng.
Hình 4 - Ghi nhãn cho găng tay Loại C
Trên đây là một phần trong Tiêu chuẩn TCVN 12326-1:2018 về găng tay chống hóa chất, bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng các điều trên đã mang đến những thông tin bổ ích cho bạn. Để biết thêm về những tiêu chuẩn khác của các thiết bị bảo vệ chống hóa chất, vui lòng liên hệ truy cập website : eco3d.vn.
Nếu bạn đang tìm kiếm nhà phân phối thiết bị bảo hộ chống hóa chất chính hãng, giá tốt hãy đến ngay ECO3D SAFETY, hoặc liên hệ HOTLINE : 032 508 8861 (CSKH).
Tin tức

Tìm hiểu sự khác biệt giữa kính bảo hộ chống bụi, chống hóa chất và tia UV. So sánh tính năng, ứng dụng và cách chọn kính phù hợp cho từng môi trường làm việc.

Tránh sai lầm khi sử dụng kính bảo hộ lao động bằng cách nắm rõ cách đeo đúng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra kính thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa.

Kính bảo hộ là thiết bị bảo vệ mắt được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bụi, hóa chất, tia UV và các vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường nguy hiểm.

Trong cuộc sống hiện đại, kính bảo hộ không chỉ là một thiết bị bảo vệ mà còn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu, đặc biệt với những ai làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng, sản xuất, thí nghiệm hay thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.