Tại các môi trường làm việc liên quan đến hóa chất thì việc sử dụng các thiết bị bảo hộ luôn là điều cần thiết và quan trọng. Một trong những thiết bị đó phải kể đến là quần áo chống hóa chất, bộ quần áo mang đến sự bảo vệ toàn diện hơn cho người lao động.
Cũng chính vì lẽ đó mà bộ quần áo chống hóa chất luôn đòi hỏi sự khắt khe trong quá trình sản xuất. Chúng phải được tuân theo các tiêu chuẩn được đề ra theo hiệp hội quốc tế hoặc của nước sở tại. Với một số loại quần áo chống hóa chất tại Việt Nam thì cần phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 6881 : 2001.
Vậy tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6881 : 2001 là gì và nó có nội dung ra sao? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này.
1. Tiêu chuẩn TCVN 6881 : 2001 là gì?
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6881:2001 về Quần áo bảo vệ – Quần áo chống hóa chất lỏng – Xác định khả năng chống thẩm thấu chất lỏng của vật liệu không thấm khí do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử trong phòng thí nghiệm cho phép đánh giá khả năng chống thẩm thấu chất lỏng của vải may mặc sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp.
Phương pháp thử chỉ thích hợp để thử loại vải không thấm khí. Nó cho phép đánh giá thời gian thẩm thấu trong điều kiện phòng thí nghiệm và lượng chất lỏng thử thấm qua. Nó cũng cho phép quan sát được tác động của chất lỏng thử lên vật liệu thử.
Phép thử này cho phép đo sự thẩm thấu xảy ra do một tổ hợp của quá trình khuếch tán chất lỏng thử từ một mặt vải sang mặt kia, cùng với quá trình thứ hai là quá trình giải hấp vào một môi trường thu gom.
2. Nguyên tắc trong tiêu chuẩn
Mẫu thử đóng vai trò như vách ngăn cách giữa một khoang của buồng thẩm thấu có chứa chất lỏng thử, và khoang kia có dòng khí hay chất lỏng cho đi qua nó để thu gom các phân tử khuếch tán của chất lỏng thử hay các hóa chất thành phần của nó để phân tích.
Khối lượng của chất lỏng thử hay các hóa chất thành phần của nó trong môi trường thu gom được xác định theo hàm số thời gian khi áp vào mẫu thử. Thời gian thẩm thấu và khối lượng chất thẩm thấu được biểu diễn bằng đồ thị.
3. Môi trường thu gom
Môi trường thu gom khí
Hoặc không khí khô hoặc khí trơ không cháy (thí dụ: nitơ, hêli)
Chú thích 1 – Khí được sử dụng theo dòng chuyển động liên tục thu gom các phân tử đã khuếch tán từ chất lỏng thử có khả năng bay hơi dưới điều kiện thử để có đủ lượng dùng cho phân tích.
Môi trường thu gom chất lỏng
Chỉ sử dụng nước hoặc loại chất lỏng không ảnh hưởng đến khả năng chống thẩm thấu của vật liệu.
Chú thích 2 – Chất lỏng sử dụng, theo dòng chảy liên tục, để thu gom các phân tử đã khuếch tán có độ bay hơi thấp mà hòa tan được trong môi trường thu gom dưới điều kiện thử để có đủ lượng dùng cho phân tích.
4. Thiết bị, dụng cụ
Buồng thẩm thấu
Buồng thẩm thấu gồm hai khoang kín có mặt bích, với kích thước như ở hình 1, khi ghép với nhau bằng bulông qua mặt bích thì tạo thành một hình trụ rỗng.
Khoang phía trên (hay khoang chất lỏng, xem hình 1) để chứa chất lỏng thử, được lắp với một nắp không khít để tránh tăng áp và tránh nhiễm bẩn quá mức vào môi trường bên cạnh khi thử các hóa chất bay hơi.
Khoang phía dưới (hay khoang dòng chảy) có kích thước tương tự (xem hình 1), nhưng có hệ thống ống dẫn để cho phép khí hay chất lỏng luân chuyển tự do theo các tốc độ thiết kế mà không tăng áp.
Chú thích 3 – Các kích thước bên trong của khoang dòng chảy (hình 1) và hệ thống ống dẫn của nó (đường kính trong 4, 5 mm) là quan trọng đối với việc thực hiện phép thử.
Chú thích 4 – Buồng thẩm thấu và hệ thống ống cần được chế tạo từ vật liệu trơ. Thiết bị làm bằng đồng thau là thích hợp để thử thẩm thấu bằng kỹ thuật dòng khí thổi và làm bằng polytetrafloretylen hay thủy tinh để thử thẩm thấu bằng kỹ thuật dòng chất lỏng.
Phòng kiểm soát nhiệt độ, khoang hoặc bể nước
Phòng kiểm soát nhiệt độ, khoang hoặc bể nước để duy trì nhiệt độ không đổi dao động ở mức ± 1°C trong suốt quá trình thử.
Thiết bị để cung cấp môi trường thu gom khí
Hình 1 - Buồng thẩm thấu
Thiết bị này bao gồm nguồn cấp khí nén (thí dụ: không khí khô, heli hay nitơ) có trang bị hoàn chỉnh với bộ phận chỉnh lưu lượng kế và hệ thống ống để nối tới đầu vào của khoang dòng chảy của buồng thẩm thấu. Tốc độ của dòng sẽ là 520 mL/min ± 52 mL/min theo hướng chỉ ở hình 1.
Chú thích 5 – Tốc độ tương đương với khoảng 30 lần thay đổi thể tích khoang trên phút.
Khí sẽ không được tái tuần hoàn qua buồng thẩm thấu.
Hình 2 - Sơ đồ lắp ráp thiết bị
Chú thích 6 – Tốc độ yêu cầu của dòng chảy có thể nhận được hoặc qua quá trình kiểm tra thích hợp áp suất khí đầu vào buồng thẩm thấu hoặc bằng cách cung cấp một bơm ở đầu ra từ thiết bị phân tích. Các sơ đồ lựa chọn này được chỉ ra ở hình 2. Việc chọn lựa sơ đồ nhìn chung được xác định bằng phương pháp thu gom và/hoặc phát hiện chất lỏng hay các hóa chất thành phần của nó.
Thiết bị để cung cấp môi trường thu gom chất lỏng
Thiết bị này bao gồm bơm dòng lỏng có trang bị với bộ chỉnh, lưu lượng kế và hệ ống nối đến đầu vào của khoang dòng chảy của buồng thẩm thấu.
Tốc độ dòng sẽ là 206 mL/min ± 21 mL/min theo hướng chỉ ở hình 1.
Chú thích 7 – Tốc độ tương đương với khoảng 12 lần thay đổi thể tích khoang trên phút.
Bơm, hệ thống ống đi kèm và lưu lượng kế phải được làm từ vật liệu không gây nhiễm bẩn chất lỏng đi qua khoang dòng chảy của buồng thẩm thấu.
Chất lỏng thu gom không được tái tuần hoàn qua buồng thẩm thấu.
Thiết bị để đo khối lượng chất lỏng thử hoặc các hóa chất thành phần của nó trong môi trường thu gom chất lỏng hoặc khí
có thể là các thiết bị đo có phản ứng trực tiếp với các thay đổi nồng độ trong dòng khí hoặc chất lỏng, hoặc là có thể là các thiết bị hấp thụ hoặc thiết bị lấy mẫu liên quan đến các quy trình phân tích đặc thù.
Chú thích 8 - Tùy nơi yêu cầu, hệ thống phân tích cần có độ nhạy tối thiểu đối với hóa chất thành phần là 1 µg/min/cm2 mẫu tiếp xúc.Thời gian tối đa cho kết quả là 60s. Mọi thiết bị đều được lắp với buồng thẩm thấu để đo nồng độ trong môi trường thu gom, phải duy trì được áp suất và lưu lượng của môi trường thu gom bên trong buồng thẩm thấu không đổi.
5. Cách tiến hành
Hiệu chuẩn
Hiệu chuẩn cảm ứng của hệ thống phân tích đối với chất lỏng thử hoặc các hóa chất thành phần của nó, sao cho phải đảm bảo được rằng có thể xác định được đến nồng độ bão hòa của môi trường thu gom khí nếu cần.
Chuẩn bị thiết bị thử nghiệm
Lắp mẫu thử giữa hai nửa của buồng thẩm thấu. Đảm bảo rằng bề mặt của mẫu thử tương ứng với bề mặt ngoài khi sử dụng nằm ở phần trên cùng trong buồng, đối mặt với khoang được sử dụng để chứa chất lỏng thử. Kiểm tra mẫu thử để tránh mẫu không bị căng khi nằm ở trên chốt. Vặn chặt chốt để đảm bảo khóa chặt.
Cần phòng ngừa để tránh chất lỏng tràn từ trên đỉnh xuống bề mặt dưới của mẫu thử.
Chú thích 12 – Dung dịch có thể tràn xuống mặt dưới của vải nếu như, ví dụ, khi bề mặt trên của mẫu hoạt động theo cơ chế bấc và bề mặt dưới xù xì, thì chất lỏng có thể theo các ống mao dẫn tràn từ mặt trên xuống mặt dưới của mẫu qua các lỗ chốt.
Đặt buồng thẩm thấu đã lắp ráp hoàn chỉnh, nối với hệ thống đường ống kín và các thiết bị đo tương ứng, trong phòng, khoang hoặc bể nước được khống chế nhiệt ở nhiệt độ yêu cầu.
Chú thích 13 – Thử nghiệm cần được tiến hành ở nhiệt độ mà vải hay được sử dụng nhất thường ở 20°C trong trường hợp không có sự ưu tiên khác.
Đưa dòng chất thu gom khí hoặc chất lỏng thích hợp vào buồng thẩm thấu với một tốc độ cần thiết và để cho hệ thống ổn định. Nối hệ thống với một thiết bị phân tích thích hợp và kiểm tra lại các tính chất dòng chảy.
Đánh giá
a, Đánh giá thời gian thẩm thấu và lượng chất lỏng thẩm thấu
Đưa chất lỏng thử đến nhiệt độ thử cần thiết và giữ nhiệt độ này dao động trong khoảng ± 1°C trong suốt thời gian thử.
Xả nhanh 10 ml chất lỏng thử vào khoang trên cùng của buồng thẩm thấu và bắt đầu bấm giờ . Đảm bảo rằng bề mặt thích hợp của mẫu thử được chất lỏng thử phủ kín hoàn toàn trong suốt quá trình thử.
Chú thích 14 – Nếu tỷ trọng của chất lỏng thử cao, và sức căng của mẫu thử thấp, thí dụ các màng latex mỏng, khối lượng của chất lỏng có thể làm xô lệch mẫu thử, dẫn đến làm tăng diện tích mẫu. Trong trường hợp này, cần giảm lượng chất lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ lượng chất lỏng để phủ hết diện tích mẫu thử trong suốt quá trình thử.
Phân tích, hoặc liên tục hoặc ở những khoảng thời gian thích hợp tùy theo loại thiết bị sử dụng, dòng chất hấp thụ thu được từ khoang dưới của buồng thẩm thấu. Nếu như cần phải phân tích các mẫu riêng rẽ, ghi lại điểm giữa trong khoảng thời gian khác nhau giữa điểm giữa đó và điểm tiếp theo.
Trên cơ sở kết quả tính toán trong điều này cho thấy tốc độ thẩm thấu của chất lỏng thử hoặc các hóa chất thành phần của nó vào môi trường thu gom là không đổi.
Bằng cách sử dụng các hệ số hiệu chuẩn thích hợp (xem phần "hiệu chuẩn”), tính toán khối lượng thẩm thấu của chất lỏng thử hoặc các hóa chất thành phần của nó đã giải hấp từ mẫu thử vào môi trường thu gom ở các thời gian đã đo sau lần xả chất lỏng thử đầu tiên.
Ghi các kết quả và vẽ đồ thị biểu diễn lượng chất lỏng thẩm thấu thu được theo hàm số thời gian.
Khi độ dốc của đường cong trở nên không đổi, vẫn tiếp tục phép thử thêm 60 phút nữa. Lặp lại phép thử với hai mẫu thử khác.
b, Đánh giá tình trạng vật lý của mẫu thử
Lấy mẫu thử khỏi buồng thẩm thấu.
Kiểm tra từng mẫu thử bằng mắt thường trong khu vực được chiếu sáng tốt (sử dụng kính đeo nếu cần để đảm bảo nhìn cho rõ) và quan sát kỹ mọi sự biến đổi của mẫu thử khi tiếp xúc với chất lỏng thử. Nếu thấy có hiện tượng thay đổi, ghi lại nếu thấy mẫu thử bong, phồng, mủn và/hoặc bị giòn. Chú ý trạng thái của bất kỳ sự thay đổi nào khác.
Biểu thị kết quả
Hình 3 - Minh họa lượng chất lỏng thử hoặc các hóa chất thành phần của nó thẩm thấu qua mẫu thử theo hàm số của thời gian
- Vẽ đường thẳng dốc ngoại suy (hình 3) tương ứng với tốc độ thẩm thấu nằm trong khoảng trạng thái tương đối ổn định của mỗi mẫu thử, cho đến khi đường thẳng cắt trục x. Thời gian thẩm thấu được biểu thị bởi giá trị giao cắt với trục x và được tính bằng phút. Ghi lại thời gian thẩm thấu của từng mẫu và tính giá trị trung bình.
Ghi lượng chất lỏng thử hoặc các hóa chất thành phần của nó thẩm thấu trong khoảng thời gian 30 phút và 60 phút sau khi chất lỏng thử đã thẩm thấu qua được mặt bên kia của mẫu bằng cách đọc các giá trị tương ứng từ đồ thị (hình 3).
- Ghi lại mọi sự biến đổi của mẫu thử và, nếu có, xem nếu mẫu có hiện tượng bong, phồng, phân hủy, hoặc bị giòn. Ghi lại bất kỳ trạng thái thay đổi này khác nếu thấy.
Thử nghiệm lặp lại
a, Đánh giá các kết quả thu được của từng mẫu thử xem có phù hợp với yêu cầu là đều nằm trong khoảng dao động 20 % so với các kết quả trung bình của bộ mẫu thử.
Chú thích 15 – Kinh nghiệm xây dựng phương pháp này cho thấy yêu cầu ghi trong phần “a” nhìn chung được đáp ứng, với điều kiện là mẫu thử được lấy ra từ một loại vải đồng nhất về lý tính và không bị biến dạng hoặc phân hủy khi tiếp xúc với chất lỏng thử.
b, Nếu kết quả đáp ứng yêu cầu nêu trong gạch đầu dòng đầu, chuẩn bị báo cáo kết quả thử theo yêu cầu.
c, Nếu kết quả không đáp ứng yêu cầu nêu trong phần “a”, chuẩn bị một bộ mẫu thử hai (xem phần “Thiết bị dụng cụ”) và lặp lại thử nghiệm như mô tả ở phần “Hiệu chuẩn” đến phần “Biểu thị kết quả”.
d, Nếu kết quả nhận được từ bộ mẫu thử thứ hai thỏa mãn yêu cầu nêu trong phần “a”, thì báo cáo thử nghiệm các kết quả này.
Nếu các kết quả nhận được từ bộ mẫu thử thứ hai cũng không đáp ứng yêu cầu nêu trong phần “a”, kết hợp các kết quả của hai bộ mẫu thử này để chuẩn bị báo cáo thử nghiệm.
Chú thích 16 – Trong trường hợp này, cần tiến hành kiểm tra thêm để phân biệt rõ những biến đổi thực giữa các mẫu khác với các biến đổi sai lệch thử nghiệm trong quy trình như mô tả ở phần “Hiệu chuẩn” đến phần “Biểu thị kết quả”.
Trên đây là một phần trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6881 : 2001, để biết thêm nhiều thông tin chi tiết khác truy cập ngay website: eco3d.vn. Hoặc mua quần áo chống hoá chất chính hãng, giá tốt nhất tại ECO3D SAFETY. Liên hệ ngay hotline : 032 508 8861 (CSKH).
Tin tức
Safety Jogger là một trong những lựa chọn giày bảo hộ lao động hàng đầu nhờ vào chất lượng, tính năng bảo vệ cao cùng với giá thành phù hợp với phần lớn phân khúc khách hàng. Tuy nhiên tình trạng giày giả vẫn đang trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao động.
ECO3D đã có buổi Training về các loại sản phẩm bảo hộ ngành điện cho công ty Vân Phong để cung cấp thêm các kiến thức kỹ thuật về thiết bị, kỹ năng mềm và lựa chọn thiết bị phù hợp cho từng hệ thống điện.
Khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn sẽ khiến thính giác của người lao động có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không sử dụng nút tai chống ồn bảo vệ..
Nút tai chống ồn là giải pháp tối ưu để bảo vệ thính giác khỏi những tiếng ồn có hại. Trong bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng nút tai
Khám phá các vấn đề quan trọng liên quan đến găng tay chuyên dụng chống hóa chất. Tìm hiểu cách chọn găng tay phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa khi làm việc với hóa chất.