Tiêu chuẩn giày bảo hộ là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của giày bảo hộ lao động. Cùng tìm hiểu tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ là gì? Và một số ký hiệu trong tiêu chuẩn ISO.
Trên mỗi đôi giày bảo hộ trước khi được đưa thị trường bán và sử dụng đều được in những ký hiệu, tiêu chuẩn mà đôi giày có thể đáp ứng được ở bên ngoài hộp hoặc in trực tiếp lên trên đôi giày bảo hộ đó.
Trong những tiêu chuẩn cho giày bảo hộ có tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ là một trong những tiêu chuẩn nổi bật và được nhiều người biết đến nhất. Để đáp ứng được tiêu chuẩn ISO thì những đôi giày bảo hộ phải trải qua qui trình kiểm định nghiêm ngặt.
Vậy tiêu chuẩn ISO cho giày bảo hộ là gì? Tiêu chuẩn ISO cho giày bảo hộ có những tiêu chuẩn nào? Và một số ký hiệu thường gặp trong tiêu chuẩn ISO. Hãy cùng ECO3D tìm hiểu trong bài viết này.
Tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ là gì?
ISO là viết tắt của từ " International Standards Organization " tạm được dịch là: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.
Những đôi giày bảo hộ đã được phát triển từ rất lâu trước đây. Dần dần chất lượng của những đôi giày càng được nâng cao nhằm mục đích gia tăng khả năng bảo vệ chân cho người lao động khi làm việc trong nhiều môi trường khác nhau.
Để đánh giá chất lượng của những đôi giày bảo hộ ấy thì những tiêu chuẩn đã được ra đời. Vậy tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ là: các quy định, các tiêu chuẩn và luật pháp về giày bảo hộ được trang bị trong từng ngành nghề khác nhau. Các hãng giày bắt buộc phải tuân thủ các qui định này để cho ra đời các sản phẩm giày đúng tiêu chuẩn, phù hợp với từng đối tượng ngành nghề và môi trường làm việc khác nhau. Người lao động thì bắt buộc phải tuân thủ đeo giày bảo hộ đúng tiêu chuẩn ngành nghề của mình.
Lưu ý:
Có một lưu ý nhỏ ở đây là những người lính cứu hỏa phải sử dụng những đôi giày bảo hộ được thiết kế đặc biệt cho lính cứu hỏa. Những đôi giày của lính cứu hỏa phải có khả năng chịu được nhiệt độ cao và khả năng chống tĩnh điện, chống trơn trượt phải được gia tăng hơn những đôi giày bảo hộ thông thường để đảm bảo đủ an toàn hơn cho những người lính cứu hỏa.
Một số tiêu chuẩn ISO cho giày bảo hộ
Những thương hiệu khác nhau, sản phẩm khác nhau sẽ đáp ứng được những tiêu chuẩn khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ thường gặp nhiều nhất trên các sản phẩm giày bảo hộ chất lượng cao:
Tiêu chuẩn UN EN ISO 19952
Đây là tiêu chuẩn được áp dụng cho các hãng sản xuất giày bảo hộ lao động tại một số nước châu Âu như: Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Đức, Anh.
Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20344
Là tiêu chuẩn nói về những phương pháp kiểm định giày, dép, ủng bảo hộ lao động cho các hãng sản xuất.
Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20345
Tiêu chuẩn này nói về các thông số kỹ thuật cho giày bảo hộ đa năng. Những đôi giày như vậy được trang bị mũi thép và có thể bảo vệ người mang khỏi các vật rơi, các chấn thương dập ngón và nó có thể chịu lực lên tới 200J và tải áp lực 15kN.
Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20346
Tiêu chuẩn này giống với tiêu chuẩn UNI EN ISO 20345 chỉ khác ở chỗ là các chấn thương dập ngón và nó có thể chịu lực 100J và tải áp lực 10kN.
Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20347
Đây là tiêu chuẩn giày cho giày dép trong ngành công sở. Những đôi giày này thì đơn giản hơn và tiêu chuẩn cũng thấp hơn các loại giày công trường khác.
Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20349
Cuối cùng là tiêu chuẩn dành cho giày bảo hộ lao động được sử dụng để bảo vệ chống lại nhiệt độ cao, kim loại nóng chảy, những mối gây hại này có thể xảy ra khi người lao động làm những công việc như hàn, xưởng đúc kim loại.
Để đôi chân người lao động được bảo vệ một cách an toàn khi làm việc. Doanh nghiệp hay người lao động phải tìm hiểu cũng như nắm rõ được môi trường làm việc, tính chất công việc để có thể lựa chọn những đôi giày bảo hộ phù hợp với công việc để đem lại sự bảo vệ tốt nhất.
Giày bảo hộ cao cấp KR7000 thương hiệu King's với chât liệu da thật thiết kế cổ thấp với khả năng chống trơn trượt, các hóa chất độc hại, khả năng chịu ngoại lực lớn
Xem chi tiết
Một số kí hiệu cơ bản khác
- SB: Gồm những yêu cầu cơ bản: giày bảo hộ phải được trang bị mũi thép và có khả năng chịu lực tác động 200J
- S1: Gồm những yêu cầu cơ bản + vùng gót chân kín, chống tĩnh điện, kháng hydrocarbon
- S1P: Gồm S1 + Đế chống đâm thủng (P)
- S2: Gồm những yêu cầu cơ bản + S1 + Chống thấm nước
- S3: Gồm những yêu cầu cơ bản + S2 + Đế chống đâm thủng
- S4: Yêu cầu cơ bản + Uppers polymer và / hoặc cao su, hoàn toàn không thấm nước
- S5: Yêu cầu cơ bản + S4 + Đế chống đâm thủng
Phân loại đế chống trơn trượt
- SRA: Được thử nghiệm trên gạch men được phủ trong natri lauryl sulfate (dung dịch xà phòng pha loãng).
- SRB: Thử nghiệm trên thép được phủ glycerol (chất tạo độ trơn)
- SRC: Đã thử nghiệm trong cả hai điều kiện nêu trên và đã vượt qua cả hai bài kiểm tra.
Hi vọng sau khi đọc bài viết này khách hàng có thể hiểu được thế nào là tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ và một số tiêu chuẩn ISO thường gặp. Giúp các doanh nghiệp và người lao động có thêm hiểu biết và cách để lựa chọn những đôi giày bảo hộ chất lượng cũng như phải phù hợp với tính chất công việc.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với ECO3D qua số hotline: 032 508 8861 để được giải đáp và hỗ trợ đặt hàng những sản phẩm giày bảo hộ lao động đáp ứng được tiêu chuẩn ISO sớm nhất với mức giá rẻ nhất cùng với những ưu đãi hấp dẫn.
Tin tức

Tìm hiểu sự khác biệt giữa kính bảo hộ chống bụi, chống hóa chất và tia UV. So sánh tính năng, ứng dụng và cách chọn kính phù hợp cho từng môi trường làm việc.

Tránh sai lầm khi sử dụng kính bảo hộ lao động bằng cách nắm rõ cách đeo đúng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra kính thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa.

Kính bảo hộ là thiết bị bảo vệ mắt được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bụi, hóa chất, tia UV và các vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường nguy hiểm.

Trong cuộc sống hiện đại, kính bảo hộ không chỉ là một thiết bị bảo vệ mà còn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu, đặc biệt với những ai làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng, sản xuất, thí nghiệm hay thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.