Các thành phố lớn của VN: Ô nhiễm không khí đang ở mức báo động
Ô nhiễm không khí đang ở mức báo động
Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do khí thải từ các phương tiện giao thông. Bụi vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao, nhiều loại khí độc có dấu hiệu vượt quy chuẩn, khiến tỷ lệ người dân mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tăng mạnh, đặc biệt ở trẻ em.
Số liệu của Bộ Y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có hàng chục nghìn người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp do ô nhiễm không khí. Số người bị các bệnh đường hô hấp chiếm 3-4% tổng dân số. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở đô thị phát triển thường cao hơn khá nhiều so với đô thị ít phát triển.
Số lượng xe gắn máy trên 7 triệu chiếc và hơn 600.000 xe ôtô các loại ở TP.HCM thì mỗi ngày sẽ thải ra một lượng rất lớn khói, bụi.
Chiều 20/7, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ công bố hiện trạng môi trường quốc gia 2016 với chuyên đề “Môi trường đô thị”.
Theo sự nhìn nhận của tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, hiện ở các thành phố lớn tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề nổi cộm, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM và các đô thị khác sức ép từ ô nhiễm bụi, các nguồn nước thải cũng đang là vấn đề đặt ra nhiều thách thức.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang ở mức báo động, nguyên nhân chủ yếu là do khí thải từ các phương tiện giao thông. Bụi tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao, nhiều loại khí độc NO2, O3, CO vượt quy chuẩn, khiến tỷ lệ người dân mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tăng mạnh, đặc biệt ở trẻ em.
Theo kết quả quan trắc ô nhiễm không khí vừa qua trên địa bàn TP.HCM tại 20 vị trí cho thấy, ô nhiễm chất lượng không khí chủ yếu là do bụi lơ lửng từ các hoạt động giao thông gây ra. Trong đó hơn 72% số liệu bụi quan trắc tại 12 vị trí giao thông vượt tiêu chuẩn VN.
Theo các chuyên gia về môi trường, với số lượng xe gắn máy trên 7 triệu chiếc và hơn 600.000 xe ôtô các loại ở TP.HCM thì mỗi ngày sẽ thải ra một lượng rất lớn khói, bụi. Những khu vực có mức độ ô nhiễm cao thường đi kèm với mật độ giao thông đông đúc như khu vực ngã tư An Sương, khu vực ra vào cảng Cát Lái, đường Cộng Hòa, Trường Trinh, Nguyễn Hữu Thọ, ngã sáu Gò Vấp…
Riêng tại Hà Nội, theo thống kê có đến 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm là do hoạt động giao thông. Với khoảng 5 triệu phương tiện, hoạt động giao thông chiếm tới 85% lượng khí thải CO2, và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không nhìn thấy được.
Biện pháp
Để giảm thiểu ô nhiễm, cần kiểm soát chặt chẽ và giảm thiểu các nguồn phát tán bụi, khí thải.Loại bỏ các phương tiện giao thông đã hết niên hạn sử dụng.
Xử lý triệt để và di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Trong không khí VN có hàm lượng thuỷ ngân nhưng vẫn ở dưới ngưỡng cho phép, chưa đáng ngại.
ĐỊA CHỈ TẠI HÀ NỘI
Điện thoại: (024) 3260.6868 – Hotline: 0372. 064. 090
Địa chỉ: số 335 Trương Định- Tương Mai- Hoàng Mai- Hà Nội
Email: admin@eco3d.vn
Tin tức
Tìm hiểu ưu nhược điểm của găng tay dùng một lần và găng tay tái sử dụng. ECO3D tư vấn cách chọn loại phù hợp cho công việc y tế, nhà bếp, công nghiệp nhẹ.
ECO3D tư vấn chọn găng tay làm vườn, làm nông giá rẻ, bền, chống thấm – phù hợp đất ẩm, cỏ gai, hóa chất nhẹ. Giao hàng toàn quốc.
Đeo găng tay bảo hộ sai cách khiến mất hiệu quả bảo vệ và nhanh hỏng. ECO3D chia sẻ 5 lỗi thường gặp và mẹo khắc phục để tăng tuổi thọ găng tay, đảm bảo an toàn khi làm việc.
Hướng dẫn 3 cách bảo quản găng tay cao su đơn giản, hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ lên đến 6 tháng. Tránh rách, mục, mất đàn hồi nhanh chóng.
.png)
So sánh găng tay Latex và Nitrile: Đâu là lựa chọn tối ưu khi làm việc trong môi trường hóa chất mạnh? ECO3D tư vấn chi tiết, dễ hiểu.