Những rủi ro trên công trường mà người công nhân hay gặp phải
;
;
033.478.9967

Những rủi ro trên công trường mà người công nhân hay gặp phải

 Ngày đăng: 06/11/2018
Những rủi ro xảy ra trên công trường mà người công nhân không thể nào tránh khỏi, xảy ra trong công trường thường xảy ra với những thiệt hại lớn về cả người và của.

    Công trường xây dựng luôn là nơi bận rộn, nhiều người và cá thiết bị, máy móc cho nên cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Mọi công trường xây dựng đều phải tuân theo các quy định của Cục quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) nhằm giảm thiểu rủi ro và con số các vụ tai nạn lao động trên công trường xây dựng hiện đang giảm dần.

    nguy hiểm trên công trường xây dựng

    Những rủi ro xảy ra trên công trường mà người công nhân không thể nào tránh khỏi. Bộ xây dựng vừa triển khai hành động, an toàn vệ sinh năm 2018 với chủ đề " chủ động phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm xảy ra tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động"

    Các yếu tố nguy hiểm trên công trường xây dựng

    Tai nạn do vật rơi từ trên cao

    Nếu như khu vực không được rào hoặc ngăn cản vật rơi và đội mũ bảo hộ thì tất cả những vật liệu xây dựng trên tầng cao hặc trên cần cẩu có thể rơi đúng người và đầu ngay bất cư lúc nào và có thể gây ra thương tích. Vì vậy các bạn cần phải đội mũ bảo hộ đạt chất lượng và làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn lao động để tránh các vật rơi vào đầu gây thương tích.

    Tai nạn do ngã

    Theo như thống kê cho thấy thì việc tai nạn do ngã khi lao động chiếm đến 1/3 những ca tử vong trong tai nạn lao động. Nguyên nhân xảy ra là do dàn giáo lắp không chính xác, vách tường hở, có lỗ hỗng trên sàn, thang không bảo hiểm và các thanh thép không được bảo vệ.

    Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến đó là do khi làm việc trên cao, công nhân không trang bị thiết bị bảo hộ chống rơi trên cao như đai an toàn, dây chống rơi,...dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong quá trình làm việc.

    Tai nạn do hào, rãnh

    Việc sập hầm và hào cũng là một nguyên nhân gây ra những thương tích khi lao động, vật liệu được đào và đắp lên quá gần miệng hầm thì có thể rơi lại và gây ra những thương tích rất nghiêm trọng.

    Thật bất ngờ khi rủi ro chết người đối với công nhân xây dựng làm việc trên các công trường có hào và rãnh được cho là cao hơn 112% so với các khu vực khác.

    Tai nạn do bị giật điện

    Phơi nhiễm với đường dây cao thế trên cao hoặc đặt ngầm dưới đất có thể dễ gây ra tử vong. Dụng cụ, thiết bị sử dụng điện hoặc dây dẫn hỏng cũng có thể gây ra chấn thương do điện giật giống như do phơi nhiễm với đường dây không sử dụng nhưng vẫn có điện.

    Hiện nay ở nước ta, các thợ điện khi làm việc ở những công trình vẫn chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn chống điện giật như: găng tay cách điện, thảm cách điện, tay áo cách điện, sào cách điện,...Từ đó đã có không ít trường hợp tai nạn lao động do bị điện giật gây ra.

    Tai nạn do hóa chất

    Đối với những công trường làm việc có chứa hóa chất thì rất dễ gây ra những chấn thương bởi hóa chất, nguyên nhân gây thương tích đó là hít phải khói độc và đôi khi có thể xảy ra các vụ cháy nổ.

    Tai nạn do ráng sức

    Các chấn thương do ráng sức nhấc các vật nặng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn chấn thương này, vì vậy các công nhân khi làm việc trên công trình phải đảm bảo điều độ để tránh những chấn thương do gắng sức gây ra.

    Trên đây là một số chấn thương hay xảy ra trong quá trình lao động, chúng tôi mong rằng các bạn có thể tham khảo và đảm bảo an toàn lao động hơn cho mình.

    Một số lưu ý để hạn chế tai nạn lao động trên công trường xây dựng

    Dưới đây là một số lưu ý dành cho nhà thầu, người sử dụng lao động và bản thân công nhân, người lao động trên công trường xây dựng cần chú ý để nâng cao hoạt động an toàn lao động. Phòng hơn chống, để tranh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, không mong muốn rồi sau đó mới tìm cách khắc phục, giải quyết.

    Trang bị đầy đủ phương tiên bảo hộ lao động cá nhân

    Trang bị đầy đủ phương tiên bảo hộ lao động cá nhân

    Khi bắt đầu vào công trường xây dựng, mỗi công nhân bắt buộc cần phải:

    • Đội mũ bảo hộ lao động và cài quai chắc chắn
    • Mặc trang phục bảo hộ lao động công trường, đai phản quang còn nguyên và phải mang thẻ công nhân trong suốt quá trình làm việc.
    • Mang giày bảo hộ lao động chống đinh, không được đạp gót và đúng kích cỡ chân của mình.
    • Trang bị găng tay cách điện hoặc sào thao tác cách điện trong trường hợp nghi phơi nhiễm điện,...

    Luôn ghi nhớ hệ thống biển báo trên công trường

    hệ thống biển báo trên công trường

    Ngoài việc cần trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân để đề phòng các rủi ro tai nạn. Người lao động cần hiểu rõ các hệ thống biển báo quy đinh trên công trình:

    • Màu đỏ là các loại biển báo cấm: Cấm lửa, cấm vào, hạn chế tốc độ
    • Màu xanh dương là các loại biển bào hướng dẫn thực hiện: đi lối này, khu vực hút thuốc, điểm tập trung
    • Màu vàng là các loại biển báo cảnh báo nguy hiểm: chú ý điện cao cáp, chú ý hố sâu nguy hiểm, chú ý vật rơi,…
    • Công nhân khi đi vào công trường cần phải chú ý quan sát, đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo để có lối đi an toàn và sử dụng đúng thiết bị nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra.

    Quy đinh an toàn làm việc trên giàn giáo, làm việc trên cao

    • Công nhân phải được đo huyết áp trước khi làm việc
    • Phải được huấn luyện an toàn lao động ngành xây dựng, phải có giấy phép làm việc được cấp bởi giám sát an toàn hoặc cán bộ an toàn sau khi đã tiến hành kiểm tra hiện trường kỹ lưỡng.
    • Tuân thủ quy định hệ thống treo giàn giáo. Thẻ màu xanh được phép sử dụng giàn giáo, thẻ màu vàng giàn giáo đang được sửa chữa, thẻ màu đỏ cấm sử dụng giàn giáo. Chỉ được phép sử dụng khi giàn giáo treo thẻ xanh.
    • Phải sử dụng dây an toàn toàn thân và phải móc dây an toàn vào vị trí chắc chắn trong quá trình làm việc.
    • Xung quanh giàn giáo phải được che chắn bằng các lưới an toàn trong các công trường xây dựng quy định.
    • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích hay đùa nghịch khi làm việc trên cao. Không làm việc trên giàn giáo khi thời tiết mưa hay gió lốc,..

    Trên đây là một số chấn thương hay xảy ra trong quá trình lao động, chúng tôi mong rằng các bạn có thể tham khảo và đảm bảo an toàn lao động hơn cho mình.

     

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...