Các dụng cụ chế biến thủy sản phải đáp ứng các nhu cầu như phải làm bằng những vật liệu không tạo ra mùi, vị và các chất độc ảnh hưởng đến sản phẩm, có thể dễ dàng vệ sinh, làm sạch để đáp ứng tiêu chuẩn vệ tinh an toàn thực phẩm.
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN LÀ GÌ ?
Ngành chế biến thủy sản là công việc thực hiện quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản qua các công đoạn xử lý để sản phẩm đến với người tiêu dùng vẫn giữ được dinh dưỡng và chất lượng của nó. Sau đó sẽ chế biến thủy sản thành các thành phẩm khác nhau phục vụ thị trường tiêu dùng.
Đây là một công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi các đơn vị làm việc phải tập trung, tỉ mỉ trong từng khâu làm việc từ việc chuẩn bị, làm sạch, chế biến thủy sản và đóng gói sản phẩm sau được sẽ vận chuyển đến các địa điểm bán hàng, người mua hàng..
Xem thêm: Các loại kính bảo hộ chống hóa chất tại ECO3D
TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỤNG CỤ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Công việc chế biến thủy sản thường sẽ được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau và công đoạn nào cũng rất quan trọng về việc chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm
Bước đầu là bước phân loại sản phẩm khi nhận hàng: Ở bước này thì người tiếp nhận sản phẩm phải trang bị các loại đồ bảo hộ, trùm đầu, mắt kiếng, găng tay chế biến thủy sản hợp lý để có thể phân loại sản phẩm một cách thoải mái và dễ dàng. Hơn thế nữa còn giúp người dùng tránh khỏi việc tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm để tránh các vi khuẩn cũng như bệnh truyền nhiễm tiếp xúc vào người.
Sau khi tiếp nhận sản phẩm đã phân loại sẽ đến với khâu chế biến thủy sản theo quy trình thì việc chuẩn bị các dụng cụ chế biến chất lượng vẫn rất cần thiết. Các dụng cụ trực tiếp chế biến sản phẩm như dao, kéo, các loại máy móc hỗ trợ cần phải đạt chất lượng cao để công việc được diễn ra thuận tiện và nhanh gọn. Bên cạnh đó các công cụ như bồn rửa các loại, máng rửa tay cũng rất quan trọng trong việc tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi chế biến xong thì sẽ đến khâu bảo quản và đóng gói. Đây được coi là công đoạn cuối trong việc chế biến thực phẩm, ở khâu này thì các loại dụng cụ như khay cấp đông, xe đẩy, xe thùng, tủ đông là rất cần thiết để có thể hoàn thành quy trình một cách trọn vẹn hơn.
Tất cả các quy trình trên ngoài kĩ thuật chuyên môn của người lao động thì việc sở hữu cho mình các dụng chế biến thủy sản chất lượng cũng là điều rất cần thiết cho tất cả các nhà máy để bảo vệ cho bản thân cũng như các khách hàng.
CÁC DỤNG CỤ CHẾ BIẾN THỦY SẢN PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG
Các dụng cụ chế biến thủy sản phải đáp ứng các nhu cầu như phải làm bằng những vật liệu không tạo ra mùi, vị và các chất độc ảnh hưởng đến sản phẩm, có thể dễ dàng vệ sinh, làm sạch để đáp ứng tiêu chuẩn vệ tinh an toàn thực phẩm.
1. Găng tay chế biến thủy sản
Đa phần các công đoạn làm việc của ngành chế biến thủy sản hầu hết được luân chuyển qua đôi bàn tay người lao động. Với việc luôn tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm tươi sống, liên tục xử lý và chế biến thì việc sở hữu một đôi găng tay chế biến thủy sản là rất quan trọng. Việc sử dụng găng tay chế biến thủy sản sẽ giúp cho người lao động tuân thủ được quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, bên cạnh đó cũng ngăn ngừa được các bệnh lây truyền cũng như giữ vệ sinh cho chính bản thân mình.
Xem thêm: Các loại quần áo bảo hộ đa dụng tại ECO3D
2. Quần áo bảo hộ chế biến thủy sản
Các loại trang phục bảo hộ chế biến thủy sản thường làm bằng những chất liệu có độ bền cao, có thể giữ ấm tốt trong môi trường lạnh. Trang phục này khá quan trọng bởi vì vấn đề về an toàn thực phẩm luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu trong ngành chế biến thực phẩm này. Các loại trang phục bảo hộ chế biến thủy sản phổ biến:
● Quần áo làm việc trong phòng lạnh
● Ủng cao su chế biến thủy sản, chống hóa chất
● Tạp dề để chống văng bắn và chống lạnh
● Các loại khẩu trang và kính bảo hộ
Xem thêm: Găng tay chế biến thủy sản Grippaz
3. Các loại máy móc chế biến thủy sản
Việc xử lý chế biến thủy sản số lượng lớn thông thường sẽ có các loại máy móc hỗ trợ chẳng hạn như máy cưa, máy làm sạch cá đông, các loại bồn rửa, khay cấp đông.. Với điều kiện các loại sản phẩm này đáp ứng được các tiêu chí:
● Không thấm nước, gỉ sét, không bị ăn mòn.
● Có thể vệ sinh dễ dàng, khử trùng nhiều lần mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
● Được làm bằng vật liệu không tạo ra mùi, vị và các chất độc ảnh hưởng đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tin tức

Tìm hiểu sự khác biệt giữa kính bảo hộ chống bụi, chống hóa chất và tia UV. So sánh tính năng, ứng dụng và cách chọn kính phù hợp cho từng môi trường làm việc.

Tránh sai lầm khi sử dụng kính bảo hộ lao động bằng cách nắm rõ cách đeo đúng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra kính thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa.

Kính bảo hộ là thiết bị bảo vệ mắt được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bụi, hóa chất, tia UV và các vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường nguy hiểm.

Trong cuộc sống hiện đại, kính bảo hộ không chỉ là một thiết bị bảo vệ mà còn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu, đặc biệt với những ai làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng, sản xuất, thí nghiệm hay thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.