Clicky

;
;
033.478.9967

Bụi mịn có tác hại như thế nào đối với sức khỏe của con người

 Ngày đăng: 9/13/2020 10:15:40 PM

    Những ngày gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí đạt ngưỡng báo động cực kỳ nguy hiểm và cụm từ "bụi mịn" được nhắc tới rất nhiều. Vậy nhưng, bạn có biết thực chất bụi mịn là gì? Bụi mịn có tác hại như thế nào đối với sức khỏe của con người không? Câu trả lời sẽ có ngay sau khi bạn tham khảo bài viết này.

    1. Bụi mịn là gì?

    Bụi là một hỗn hợp phức tạp có chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí. Chúng bao gồm: Sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước.

    Một số hạt có thể thấy được bằng mắt thường (bụi bẩn, khói, bồ hóng). Tuy nhiên, có những hạt rất nhỏ, chỉ có thể thấy được bằng kính hiển vi điện tử. Các hạt siêu nhỏ này có thể gây hại tới sức khỏe hơn những hạt lớn. Bụi hay các hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu là PM.

    Để hình dung kích thước bụi mịn nhỏ như thế nào? Bạn hãy tưởng tượng, một sợi tóc mỏng manh của bạn có đường kính 70 µm. Có nghĩa là một hạt bụi mịn có thể nhỏ hơn 30 lần đường kính sợi tóc. 

     

    Bụi mịn có tác hại như thế nào đối với sức khỏe của con người

     

    Khi tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động, các dạng hạt bụi được quan tâm nhiều nhất là:

    - PM10: là các hạt có thể hít vào, đường kính khoảng từ 2,5 – 10 µm.

    - PM2.5: là các hạt mịn có đường kính nhỏ hơn 2,5 µm.

    - PM1.0: Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1µm.

    - PM0.1 bụi mịn nano: loại bụi siêu mịn có kích thước dưới 0.1µm

    Vậy bụi mịn đến từ đâu?

    Bụi có thể được tạo thành từ hàng trăm hóa chất khác nhau, chúng có thể đến từ các công trình xây dựng, ống khói nhà máy, các đám cháy rừng từ cách đó hàng ngàn cây số. 

    Hầu hết các hạt ô nhiễm trong không khí là kết quả của phản ứng phức tạp của hóa chất phát ra từ nhà máy, khu công nghiệp, phương tiện giao thông…

    Bên cạnh các khí thải độc hại như SO2, NO2, CO,... bụi mịn là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí hàng đầu hiện nay. Điển hình nhất là trong những tháng cuối năm 2019, tình trạng bụi mịn PM2.5 trong không khí đều vượt ngưỡng an toàn nhiều lần.

    2. Tác hại của bụi mịn

    Bụi mịn – sát thủ lạnh lùng trong không khí, các hạt bụi nhỏ li ti khi hít vào có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì trong thành phần bụi có thể có nhiều chất khác nhau, như carbon, amoniac,… rất có hại.

    Nếu các hạt bụi to thông thường (cát, bụi to) có thể gây dị ứng mắt, mũi và cổ họng nhưng thường không đi sâu vào đến phổi thì bụi mịn và siêu mịn với kích thước nhỏ là đáng lo ngại nhất vì có thể đi sâu vào phổi, thậm chí vào máu. Trong số đó, bụi PM2.5 là có nguy cơ cao nhất đối với sức khỏe. 

     

    Bụi mịn có tác hại như thế nào

     

    Ảnh hưởng tức thời: Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong vài giờ hay vài ngày làm kích ứng mắt, mũi, hô hấp. Đặc biệt, dễ gây lên cơn hen ở người hen suyễn.

    Ảnh hưởng lâu dài: Những người tiếp xúc với bụi mịn trong một thời gian dài dễ gặp nhiều vấn đề về tim mạch và bệnh phổi. Bất lợi cho sinh đẻ như sinh con nhẹ cân. Có liên quan đến việc giảm sự phát triển phổi ở trẻ em, ung thư, tử vong sớm. Các hạt bụi siêu mịn cũng là tác nhân gây nên chứng rối loạn tâm lý.

    Ai sẽ dễ bị các hạt bụi mịn tấn công hơn?

    Nhóm đối tượng nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ô nhiễm bụi mịn tập trung vào những người:

    - Mắc bệnh tim như suy tim, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim,

    - Mắc bệnh phổi như COPD, hen suyễn

    - Người cao tuổi

    - Trẻ em, trẻ vị thành niên vì hệ tuần hoàn của trẻ trong giai đoạn này còn đang phát triển, nên hô hấp của trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy hô hấp của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm

    - Phụ nữ có thai. Môi trường ô nhiễm sẽ có hại cho cả bà mẹ và thai nhi. 

    3. Cách phòng ngừa

    Có thể thấy rằng, những hạt bụi mịn vô cùng nhỏ nhưng lại có những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Đứng trước những mối nguy hiểm này, chúng ta phải làm gì để có thể hạn chế sự ảnh hưởng của bụi mịn?

    Để đối phó với tình hình trước mắt, nếu không cần thiết, bạn và người thân trong gia đình nên hạn chế di chuyển trong các tuyến đường có không khí ô nhiễm như khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình.

    Luôn đeo khẩu trang  vì khẩu trang là vật hữu ích khi ra đường trong thời điểm ô nhiễm nặng nề hiện nay. Nhưng khẩu trang nào mới đáp ứng tiêu chuẩn lọc các hạt bụi siêu nhỏ để bảo vệ tối đa sức khỏe cho người dùng? Chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên chọn các loại khẩu trang bảo hộ đạt chuẩn N95 vì nó có thể lọc được 95% bụi và vi khuẩn mà khẩu trang y tế thông thường không đáp ứng được.

    Bụi mịn có tác hại như thế nào đối với sức khỏe của con người

    >>>Tham khảo tất cả sản phẩm khẩu trang phòng chống bụi mịn chính hãng tại đây:  https://eco3d.vn/nganh-hang/bao-ve-ho-hap

    Lưu ý cách sử dụng khẩu trang chống bụi mịn đúng cách:

    - Khi đeo khẩu trang sao cho không khí đi vào từ miệng và mũi phải được qua lớp lọc khẩu trang. Như vậy mới có thể loại bỏ triệt để khói bụi vi khuẩn xâm nhập, nhất là bụi mịn.

    - Khẩu trang đều có tuổi thọ của chúng, tùy thuộc vào từng loại. Bạn không nên sử dụng quá lâu sẽ khiến mức độ lọc bụi giảm đi, hay thay mới thường xuyên khẩu trang của mình.

    - Không nên cho khẩu trang lọc bụi mịn tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa dễ gây ảnh hưởng đến kết cấu màng lọc. Đối với loại khẩu trang than hoạt tính còn làm giảm đi khả năng trung hòa chất độc.

    Bụi mịn đang dần trở thành nỗi ám ảnh của chúng ta, hiểu rõ những tác hại của chúng sẽ giúp bạn có được những biện pháp nhằm can thiệp kịp thời để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Công ty TNHH ECO3D luôn sẵn sàng cung cấp tới người dùng những giải pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu nhất hiện nay, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn https://eco3d.vn

     

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...