ANSI S3.19 - Tiêu chuẩn đánh giá giảm tiếng ồn
;
;
0372.064.090

ANSI S3.19 - Tiêu chuẩn đánh giá giảm tiếng ồn

 Ngày đăng: 27/11/2020
 sưu tầm
Khi làm việc phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến thính giác của người lao động. Để đảm bảo những người đeo thiết bị bảo vệ đã giảm đủ lượng tiếng ồn đi vào tai của họ, loại bảo vệ được đeo phải đáp ứng tiêu chuẩn ANSI S3.19

    Những giải pháp chống tiếng ồn vẫn luôn là vấn đề được người lao động và các doanh nghiệp quan tâm. Tiếng ồn lớn là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của người lao động. Đặc biệt là khi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể gây mất thính giác vĩnh viễn.

    Để khắc phục vấn đề này, người lao động và doanh nghiệp phải sử dụng những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn ANSI S3.19 - Tiêu chuẩn đánh giá giảm tiếng ồn. Đây là một trong những tiêu chuẩn được kiểm định bởi một cơ sở được ủy quyền.

    Vậy tiêu chuẩn ANSI S3.19 là gì? Những sản phẩm như thế nào thì đáp ứng được tiêu chuẩn ANSI S3.19? Hay cùng tìm hiểu sau khi đọc bài viết này.

    Tiêu chuẩn ANSI S3.19 là gì?

    tiêu chuẩn ANSI S3.19

    Trong nhiều trường hợp ở nhiều doanh nghiệp có thể phải làm việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, không thể loại bỏ hoàn toàn tiếng ồn thì công nhân phải được trang bị những thiết bị giảm tiếng ồn như chụp tai, nút tai hoặc sử dụng cả 2 tùy vào mức độ của tiếng ồn.

    Và những thiết bị bảo vệ thính giác đó phải đáp ứng được tiêu chuẩn ANSI nói trên. Tiêu chuẩn S3.19 của ANSI là tiêu chuẩn được sử dụng để đảm bảo rằng việc bảo vệ thính giác cung cấp một mức độ bảo vệ có thể dự đoán được. Có nhiều cấp độ tùy thuộc vào nhu cầu. Để tuân thủ các tiêu chuẩn ANSI , thiết bị bảo vệ thính giác cần phải được kiểm tra bởi một cơ sở thử nghiệm được ủy quyền trước khi mô hình đó có thể được bán với nhãn NRR (Đánh giá Giảm Tiếng ồn).

    Theo tiêu chuẩn S3.19 của ANSI thì những thiết bị bảo vệ thính giác thông thường có khả năng giảm cường độ của âm thanh là từ 22 dB đến 33 dB. Tuy nhiên ở một số sản phẩm có khả năng giảm cường độ âm thanh lớn hơn. Áp dụng cho cả chụp tai chống ồn và nút bịt tai chống ồn.

    Khả năng giảm tiếng ồn trên thực tế

    tiêu chuẩn đánh giá giảm tiếng ồn

    Trước giờ chúng ta luôn lầm tưởng rằng một thiết bị bảo hộ thính giác có khả năng giảm bao nhiêu cường độ âm thanh thì trên thực tế cũng giảm được cường độ âm thanh như thế. Trên thực tế, để tính được thiết bị đó có khả năng giảm được cường độ âm thanh chúng ta có công thức như sau:

    - Đầu tiên ta xác định khả năng giảm cường độ âm thanh của sản phẩm đó trừ đi bảy, sau đó chia cho hai và cuối cùng là lấy cường độ tiếng ồn trong môi trường làm việc trừ đi số đó sẽ ra kết quả.

    - Ví dụ, ở doanh nghiệp của bạn phải làm việc với tiếng ồn có cường độ 90 dB và bạn sử dụng thiết bị có khả năng giảm cường độ tiếng ồn là 33, ta sẽ có công thức như sau: (33-7) / 2 = 13. 90-13 = 77 dB.

    Theo đó cường độ âm thanh mà người lao động phải tiếp xúc trong ví dụ trên là 77 dB chứ không phải như chúng ta nghĩ là 90 dB - 33 dB = 57 dB. Công thức trên có thể được áp dụng cho nút bịt tai chống ồn và chụp tai chống ồn.

    Lưu ý:

    Một lưu ý rất quan trọng ở đây, trong trường hợp mà người lao động đang sử dụng kết hợp cả nút bịt tai chống ồn lẫn chụp tai chống ồn để bảo vệ thính giác thì mức bảo vệ dB không được tính bằng cách cộng khả năng giảm cường độ tiếng ồn của cả hai mục. Trong trường hợp này, khả năng tiếng ồn thực tế được tính bằng cách lấy số NRR cao hơn và thêm 5 vào đó. Con số đó sau đó được sử dụng trong phép tính trên để xác định khả năng giảm cường độ tiếng ồn khi sử dụng cả hai cặp bảo vệ thính giác.

    Bảo vệ thính giác trước tiếng ồn đột ngột và liên tục

    tiếng ồn

    Để đảm bảo an toàn thính giác một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cũng như người lao động cần hiểu được cách bảo vệ thính giác trước những tiếng ồn đột ngột và những tiếng ồn liên tục.

    - Tiếng ồn đột ngột: Là một tiếng ồn có cường độ âm thanh cực lớn có thể xuất hiện bất ngờ và gây ảnh hưởng đến thính giác ngay lập tức. Để đảm bảo an toàn cho những người lao động làm việc trong trường hợp này cần trang bị những thiệt bị đủ an toàn đáp ứng tiêu chuẩn ANSI S3.19 tại bất cứ nơi nào có khả năng xảy ra tiếng ồn lớn đột ngột.

    - Tiếng ồn liên tục: Là những tiếng ồn xảy ra liên tục. Nhiều người nghĩ rằng với những âm thanh xảy ra liên tục nhưng có cường độ âm thanh nhỏ thì sẽ không bị ảnh hưởng tới thính giác là hoàn toàn sai lầm. Ngay cả khi tiếng ồn không quá lớn những nếu tiếp xúc trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến thính giác của người lao động. Vì vậy, cần sử dụng những thiết bị bảo hộ thính giác đáp ứng tiêu chuẩn ANSI S3.19 trong tất cả thời gian làm việc, việc này thậm chí còn được OSHA yêu cầu thực hiện bất cứ khi nào tham gia vào công việc.

    địa chỉ cung cấp đồ bảo hộ lao động

    Hi vọng sau bài viết này, người lao động và doanh nghiệp có thể nắm được tiêu chuẩn ANSI S3.19 là gì, khả năng giảm cường độ âm thanh của những thiết bị bảo vệ thính giác trên thực tế và cách vào vệ thính giác trước tiếng ồn đột ngột và tiếng ồn liên tục.

    Mọi thắc mắc xin liên hệ với ECO3D qua số hotline: 0983 330 380 (Mr Dũng) để được giải đáp miễn phí, hỗ trợ đặt hàng và mua hàng sớm nhất, cùng với mức giá ưu đãi nhất.

    Tìm hiểu: Con người chịu được mức tiếng ồn bao nhiêu?

    Nếu bạn thấy thông tin bổ ích, vui lòng like và share mọi người nhé !
     sưu tầm

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...