7 Tác nhân gây mất an toàn điện
;
;
0372.064.090

7 Tác nhân gây mất an toàn điện

 Ngày đăng: 14/06/2022
 sưu tầm
An toàn điện là một chuỗi các biện pháp hoặc cách xử lý ứng phó để hạn chế tối đa các tại nạn do điện gây ra. Nó giúp con người tránh khỏi các tổn thương và tai nạn như điện giật, bỏng, tổn thương nội

    Điện có thể giết chết hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến con người và gây thiệt hại nặng nề đến tài sản. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản, khi làm việc gần thiết bị điện và khu vực có nhiều mạng lưới điện để giảm đáng kể nguy cơ thương tích cho bạn, công nhân và những người khác xung quanh. Những biện pháp phòng tránh này gọi chung là an toàn điện, trong bài viết này mời các bạn tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về an toàn điện để giúp bảo vệ bản thân mình nhé    

    Tìm hiểu về an toàn điện

    An toàn điện là gì? An toàn điện là một chuỗi các biện pháp hoặc cách xử lý ứng phó để hạn chế tối đa các tại nạn do điện gây ra. Nó giúp con người tránh khỏi các tổn thương và tai nạn như điện giật, bỏng, tổn thương nội tạng.... Chính vì thế mỗi người lao động khi tham gia lắp đặt hay sửa chưa điện năng cần phải tuân theo các quy tắc và tiêu chuẩn về an toàn điện.

    Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

    an toàn điện

    • Đảm bảo rằng người lao động phải biết phương thức vận hành của máy trước khi sử dụng     
    • Hãy đảm bảo rằng dây cắm đủ dài. Kiểm tra xem các ổ cắm có bị quá tải hay không bằng các bộ điều hợp, sử dụng ổ điện có dây cắm ngắn và nối tiếp nhiều ổ với nhau có khả năng gây ra hỏa hoạn     
    • Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa tránh tai nạn vừa tránh các nguy hiểm do điện gây nên     
    • Tắt và rút phích cắm các thiết bị điện khi vệ sinh hoặc kiểm tra chúng     
    • Chắc chắn những người đang làm việc với điện đều phải có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc đó. Đấu dây không đúng cách có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tai nạn nghiêm trọng     
    • Ngừng sử dụng thiết bị ngay lập tức nếu nó bị lỗi và đưa ngay đến trung tâm sửa chữa     
    • Đảm bảo mọi thiết bị điện được tặng, do nhân viên mang đến công ty, thuê hoặc mượn đều không có lỗi và phải sử dụng được     
    • Không để trẻ em chơi gần hoặc leo trèo xung quanh hàng rào của một trạm biến áp     
    • Không sử dụng các loại máy bay điều khiển hoặc thả diều gần các đường dây điện     
    • Không sử dụng thiết bị điện ở các khu vực ẩm ướt     
    • Mang các thiết bị bảo hộ thiết yếu khi tham gia lắp đặt hoặc sửa chữa

    => Tham khảo ngay một số thiết bị bảo hộ ngành điện:

    Ủng cách điện Salisbury 21406WT 20kV
    Ủng cao su cách điện 21406WT Salisbury được chế tạo từ cao su có khả năng chống điện áp lên đến 20kv và 100% không thấm nước đạt tiêu chuẩn ASTM F1117 và ASTM F1116.
    Xem chi tiết
    Găng tay cách điện 26,5KV Lineman NG316RB Salisbury Class 3
    Găng tay cách điện trung thế Lineman E316RB Salisbury màu đen bên trong màu đỏ được sản xuất tại Mỹ thuộc class 3 với khả năng cách được dòng điện dưới 26,5KV theo tiêu chuẩn ASTM D120/IEC, EN60903.
    Xem chi tiết
    Bộ quần áo chống hồ quang điện Salisbury 100 CAL
    Bộ quần áo chống hồ quang điện Salisbury 100 CAL, Thương hiệu : Salisbury (Mỹ) Có giá trị năng lượng từ hồ quang từ ( ATPV) 100 cal/cm2, Bộ quần áo đáp ứng tiêu chuẩn: NFPA 70E, ASTM F1506, OSHA 29 CFR 1910.269, ASTM F1959/F1959M-14e1, Đạt mức cấp độ bảo vệ (HRC) 4
    Xem chi tiết

    Các tác nhân gây mất an toàn điện

    Để đảm bảo được an toàn điện bạn cần phải biết được những tác nhân gây ra chúng, hãy đọc và đề phòng chúng để tránh gây ra những hậu quả do thiếu hiểu biết nhé.   

    1. Khoảng cách các đường dây điện quá gần

    Các đường dây điện cao thế truyền tải một dòng điện với điện áp cao có thể gây ra điện giật và bỏng nặng cho công nhân. Hãy duy trì khoảng cách tối thiểu 3m đối với đường dây điện trên không. Tiến hành khảo sát các địa điểm để đảm bảo không có gì lưu trữ ngay bên dưới. Ngoài ra, các rào cản và biển báo an toàn phải được lắp đặt để cảnh báo nhân công không sử dụng điện gần để để tránh gây nguy hiểm 

    2. Thiết bị và dụng cụ hư hỏng

    an toàn điện

    Làm việc với các dụng cụ và thiết bị điện bị hư hỏng luôn tiềm ẩn những rủi rõ lớn. Không sửa chữa bất cứ thứ gì trừ khi bạn có đủ điều kiện làm việc đó. Kiểm tra kỹ lưỡng các vết nứt, vết cắt hoặc mài mòn trên dây cáp hoặc dây điện. Trong trường hợp có bất kỹ lỗi nào hãy sửa chữa hoặc thay thế chúng để đảm bảo điện không bị rò rỉ. Thực hiện quy trình Lock Out Tag Out để đảm bảo an toàn khi kiểm tra và bảo trì máy móc. 

    3. Mạch không đủ dây và quá tải

    an toàn điện

    Rủi ro này thường gặp trong các hộ gia đình và chủ yếu xảy ra do việc chọn sai loại dây dẫn. Việc sử dụng loại dây điện có kích thước, số lõi không phù hợp cho dòng điện đi qua có thể gây hỏa hoạn. Nên chọn loại dây phù hợp với hoạt động tải điện để làm việc. Sử dụng các loại dây lớn cho các ứng dụng cần tải một lượng lớn điện. Ngoài ra, không nên sử dụng ổ cắm một cách quá tải và thực hiện các bước đánh giá hỏa hoạn thường xuyên để xác định các khu vực có nguy cơ cháy và tìm ra các đường dây xấu. 

    4. Các bộ phận tiếp xúc điện

    Một số ví dụ về các bộ phận tiếp xúc điện như chuôi bóng đèn, các loại đầu dây cắm, ổ cắm và các dây điện tách rời chưa sử dụng. Tưởng chừng như vô hại nhưng đây củng là nguy cơ tiềm tàng gây ra sốc và bỏng tiềm năng. Bảo vệ các vật dụng này với cơ chế bảo vệ thích hợp và luôn kiểm tra các bộ phận tiếp xúc để có thể sửa chữa ngay lập tức.

    5. Nối đất không đúng cách

    an toàn điện

    Chuẩn vi phạm điện OSHA là nguyên nhân phổ biến nhất trong việc kiểm tra nối đất không đúng cách của thiết bị. Việc nối đất đúng cách giúp loại bỏ những điện áp không mong muốn và giảm nguy cơ bị điện giật. Không bao giờ tháo các chân nối đất bằng kim loại vì tại đó điện áp tích tụ có thể gây nguy hiểm.  

    6. Cách điện bị hư hỏng

    Khiếm khuyết hoặc cách điện không đủ luôn tạo ra một mối nguy hiểm. Hãy nhận biết các khu vực cách điện bị hư hỏng và báo cáo nó ngay lập tức để có những biện pháp sửa chữa. Tắt tất cả các nguồn điện trước khi thay thế cách điện để tránh bị hư hỏng và không cố gắng che chúng bằng băng keo điện.

    7. Điều kiện ẩm ướt

    an toàn điện

    Không bao giờ vận hành thiết bị điện ở những nơi âm ướt. Nước làm tăng đáng kể nguy cơ bị điện giật, đặc biệt là nếu thiết bị có lớp cách điện bị hỏng. Để kiểm tra thiết bị điện bị ẩm ướt hãy đảm bảo đó là người thợ có kinh nghiệm để hạn chế tối đa các rủi ro.

    Hãy biết giới hạn của bản thân ở đâu và thực hành an toàn điện tốt nhất để tránh các nguy cơ bị thương hoặc tử vong do điện gây ra. An toàn hơn khi làm việc trong phạm vi chuyên môn của bạn thay vì nhận rủi ro khi làm những việc mà bạn không biết chắc. Nếu bạn không tự tin trong công việc sửa chữa của mình hãy nhờ sợ giúp đỡ của các thợ sửa chữa.   

    Đừng dựa vào trí nhớ, hãy lập danh sách kiểm tra các thiết bị một cách định kỳ nhất là ở những xưởng sản xuất. Danh sách kiểm tra là một công cụ mạnh mẽ đóng vai trò hướng dẫn để thực hiện công việc gần các thiết bị điện một cách an toàn hơn.

    Trên đây là một số nguyên nhân gây ra mất an toàn điện và các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, ECO3D SAFETY mong rằng sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích bạn. Để mua các thiết bị bảo hộ chống điện giật hãy đến ngay ECO3D SAFETY - Nhà phân phối số 1 về bảo hộ ngành điện. Hotline : 033 4789 967 luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn 24/7.

    Nếu bạn thấy thông tin bổ ích, vui lòng like và share mọi người nhé !
     sưu tầm

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...