Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-1 : 2010 về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự
;
;
033.478.9967

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-1 : 2010 về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự

 Ngày đăng: 28/07/2022
Tiêu chuẩn này nêu các mức được chấp nhận về bảo vệ chống các nguy hiểm về điện, cơ, nhiệt, cháy và bức xạ của các thiết bị khi hoạt động trong điều kiện sử dụng bình thường có tính đến hướng dẫn của

    Thiết bị an toàn điện dường như đã quá quen thuộc đối với người lao động ngày nay nhưng lại không có nhiều người biết đến các tiêu chuẩn quốc gia được đề ra với những dòng thiết bị này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị điện cũng như thiết bị an toàn điện - Tiêu chuẩn TCVN 5699-1:2010.

    Tiêu chuẩn TCVN 5699-1 là gì?

    thiết bị an toàn điện

    TCVN 5699-1:2010 thay thế choTCVN 5699-1:2004;

    TCVN 5699-1:2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60335-1:2010;

    TCVN 5699-1:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

    Tiêu chuẩn này nêu các mức được chấp nhận về bảo vệ chống các nguy hiểm về điện, cơ, nhiệt, cháy và bức xạ của các thiết bị khi hoạt động trong điều kiện sử dụng bình thường có tính đến hướng dẫn của nhà chế tạo. Tiêu chuẩn này cũng để cập đến những trường hợp bất thường dự kiến có thể xảy ra trong thực tế và có tính đến cách mà các hiện tượng điện từ trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của thiết bị.

    Tiêu chuẩn này có xét đến các yêu cầu qui định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7447 (IEC 60364) ở những nơi có thể để tương thích với qui tắc đi dây khi thiết bị được nối vào nguồn điện lưới. Tuy nhiên, các qui tắc đi dây có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau.

    Nếu các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này cũng có các chức năng được đề cập trong các phần 2 khác của bộ tiêu chuẩn TCVN 5699 (1EC 60335), thì áp dụng các tiêu chuẩn phần 2 liên quan đó cho từng chức năng riêng rẽ ở mức hợp lý. Nếu có thể, cần xem xét ảnh hưởng giữa chức năng này và các chức năng khác.

    Nếu tiêu chuẩn phần 2 không nêu các yêu cầu bổ sung liên quan đến các nguy hiểm nêu trong phần 1 thì áp dụng phần 1.

    Phạm vi áp dụng

    tiêu chuẩn quốc gia

    Tiêu chuẩn này qui định về an toàn đối với các thiết bị điện gia dụng và các mục đích sử dụng tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với thiết bị một pha và 480 V đối với các thiết bị khác.

    Tài liệu viện dẫn

    Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

    TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)

    TCVN 6610 (IEC 60227) (tất cả các phần), Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V

    TCVN 6615-1:2009 (IEC 61058-1:2008), Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 1: Yêu cầu chung

    TCVN 6385:2009 (IEC 60065:2005), Thiết bị nghe, nhìn và thiết bị điện tử tương tự - Yêu cầu về an toàn

    TCVN 6639 (IEC 60238), Đui đèn xoáy ren Eđison

    TCVN 7294-1 (ISO 2768-1), Dung sai chung - Phần 1: Dung sai các kích thước dài và kích thước góc không có chỉ dẫn dung sai riêng

    TCVN 7722-1:2009 (IEC 60598-1:2008), Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm

    TCVN 7699-2-78 (IEC 60068-2-78), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-78: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Cab: Nóng ẩm, không đổi

    TCVN 8086 (IEC 60085), Cách điện - Đánh giá về nhiệt và ký hiệu cấp chịu nhiệt

    TCVN 8241-4-2 (IEC 61000-4-2), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-2: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện

    TCVN 8241-4-3 (IEC 61000-4-3), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-3: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến

    TCVN 8241-4-5 (IEC 61000-4-5), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung

    TCVN 8241-4-6 (IEC 61000-4-6), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến

    TCVN 8241-4-11 (lEC 61000-4-11), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-11: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến động điện áp.

    Yêu cầu chung

    tiêu chuẩn quốc gia

    Thiết bị phải có kết cấu để hoạt động an toàn trong sử dụng bình thường mà không gây nguy hiểm cho con người hoặc các vật xung quanh, ngay cả khi thiếu cẩn thận có thể xảy ra trong sử dụng bình thường.

    Nhìn chung nguyên tắc này đạt được bằng cách đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan qui định trong tiêu chuẩn này và sự phù hợp được kiểm tra bằng cách thực hiện toàn bộ các thử nghiệm có liên quan.

    Phân loại

    • Thiết bị phải thuộc một trong các cấp bảo vệ chống điện giật sau đây: cấp 0, cấp 0I, cấp I, cấp II, cấp lIl. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và các thử nghiệm liên quan.
    • Thiết bị phải có cấp bảo vệ thích hợp chống sự xâm nhập của nước. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và các thử nghiệm liên quan.

    => Xem thêm Một số thiết bị chống điện giật thông dụng:

    Bộ quần áo chống hồ quang điện 40 Cal PrismShield Lens SK40-SPL
    Bộ quần áo chống hồ quang điện Arc flash SK40 SPL ( Salisbury PrismShield Lens ) là sản phẩm được sử dụng trong các lĩnh vực điện công nghiệp, nơi có các mối nguy hiểm của tia hồ quang cấp độ 4.
    Xem chi tiết
    Găng tay cách điện 26,5KV Lineman NG316RB Salisbury Class 3
    Găng tay cách điện trung thế Lineman E316RB Salisbury màu đen bên trong màu đỏ được sản xuất tại Mỹ thuộc class 3 với khả năng cách được dòng điện dưới 26,5KV theo tiêu chuẩn ASTM D120/IEC, EN60903.
    Xem chi tiết
    Ủng cách điện Salisbury 21406WT 20kV
    Ủng cao su cách điện 21406WT Salisbury được chế tạo từ cao su có khả năng chống điện áp lên đến 20kv và 100% không thấm nước đạt tiêu chuẩn ASTM F1117 và ASTM F1116.
    Xem chi tiết

    Ghi nhãn và hướng dẫn

    1. Thiết bị phải được ghi nhãn với các nội dung sau:

    • điện áp danh định hoặc dải điện áp danh định, tính bằng vôn;
    • ký hiệu loại nguồn, trừ khi có ghi tần số danh định;
    • công suất vào danh định, tính bằng oát, hoặc dòng điện danh định, tính bằng ampe;
    • tên, thương hiệu hoặc nhãn nhận biết của nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền;
    • kiểu hoặc kiểu tham chiếu;
    • ký hiệu IEC 60417-5172 (2003-02), chỉ đối với thiết bị cấp II;
    • số IP theo cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của nước, nếu khác với IPX0;
    • ký hiệu IEC 60417-5180 (2003-02), đối với thiết bị cấp III. Ghi nhãn này là không cần thiết đối với thiết bị chỉ làm việc bằng pin/acqui (pin/acqui sơ cấp hoặc pin/acqui thứ cấp nạp lại được bên ngoài thiết bị).

    Vỏ của van nước hoạt động bằng điện được lắp vào cụm ống mềm bên ngoài để nối thiết bị tới nguồn nước phải được ghi nhãn theo ký hiệu IEC 60147-5036 (2002-10) nếu điện áp làm việc của chúng vượt quá điện áp cực thấp.

    Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

    2. Thiết bị đặt tĩnh tại sử dụng nhiều nguồn cung cấp phải được ghi nhãn với nội dung sau đây:

    tiêu chuẩn quốc gia TCQG 5699-1

    • CẢNH BÁO: Ngắt điện tất cả các mạch nguồn trước khi tiếp cận với các đầu nối.

    Cảnh báo này phải đặt ở gần nắp của hộp đầu nối.

    • Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

    3. Thiết bị có một dải các giá trị danh định và có thể hoạt động mà không cần điều chỉnh trên toàn dải phải được ghi nhãn các giới hạn dưới và giới hạn trên của dải, cách nhau bằng dấu gạch ngang.

    Thiết bị có các giá trị danh định khác nhau và để sử dụng thì người sử dụng hay thợ lắp đặt cần điều chỉnh về một giá trị cụ thể, phải được ghi trên nhãn các giá trị khác nhau này, cách nhau bằng một dấu gạch chéo.

    Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

    4. Nếu thiết bị có thể điều chỉnh được về các điện áp danh định khác nhau, thì phải thấy rõ được thiết bị đã được điều chỉnh về điện áp nào. Nếu thiết bị không đòi hỏi phải thay đổi điện áp đặt một cách thường xuyên, thì yêu cầu này được coi là thỏa mãn nếu điện áp danh định mà thiết bị được điều chỉnh có thể xác định được bằng sơ đồ đi dây gắn cố định trên thiết bị.

    Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét

    5. Đối với thiết bị có ghi nhãn nhiều điện áp danh định hoặc nhiều dải điện áp danh định thì phải ghi nhãn công suất vào danh định hoặc dòng điện danh định ứng với mỗi điện áp đó hay mỗi dải điện áp đó. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch giữa các giới hạn của dải điện áp danh định không vượt quá 10 % giá trị trung bình của dải thì giá trị ghi nhãn đối với công suất vào danh định hoặc dòng điện danh định có thể tương ứng với giá trị trung bình của dải.

    Giới hạn dưới và giới hạn trên của công suất vào danh định hoặc dòng điện danh định phải được ghi trên thiết bị sao cho mối tương quan giữa công suất và điện áp được rõ ràng.

    Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

    6. Khí sử dụng các ký hiệu thì phải sử dụng các ký hiệu sau đây:

    thiết bị an toàn điện

    • Ký hiệu về loại nguồn điện phải được đặt ngay sau giá trị điện áp danh định.
    • Ký hiệu của thiết bị cấp II phải được đặt sao cho có thể thấy rõ ràng đó là một phần về thông tin kỹ thuật và không thể nhầm lẫn với các ghi nhãn khác.
    • Đơn vị của các đại lượng vật lý và các ký hiệu của chúng phải phù hợp với hệ thống đơn vị đo quốc tế đã tiêu chuẩn hóa.

    => CHÚ THÍCH 3: Được phép sử dụng các ký hiệu bổ sung miễn là chúng không gây nhầm lẫn

    => CHÚ THÍCH 4: Có thể sử dụng các ký hiệu qui định trong IEC 60417 và ISO 7000.

    • Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

    Trên đây là một phần trích dẫn nhỏ trong tiêu chuẩn TCVN 5699-1:2010 về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự mà ECO3D SAFETY tóm lược. Mong rằng những thông tin trên đây đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Để biết thêm nhiều thông tin nữa, bạn hãy theo dõi tin tức được cập nhật thường xuyên trên page.

    (nguồn : luattrongtay.vn)

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...