Tiếng ồn là một nguồn gây mất thính lực đáng kể, nhưng bạn có thể chủ động bảo vệ thính giác của mình bằng cách sử dụng những thiết bị bảo vệ thính giác phân phối chính hãng tại ECO3D
Tiếng ồn là cách một người cảm nhận âm thanh và nó là tương đối với người nghe. Khi làm việc trong môi trường có quá nhiều âm thanh xâm nhập sẽ rất dễ gây mất thính lực. Vậy tiếng ồn thế nào sẽ gây ra mất thính lực? cùng ECO3D tìm hiểu ngay sau đây.
1. Các nguồn chung của tiếng ồn
Tiếng ồn rất đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân loại ra 2 nguồn chính của tiếng ồn:
Tiếng ồn đến từ thiên nhiên
Trong môi trường tự nhiên, một số tiếng ồn xung quanh vẫn tồn tại như tiếng gió, tiếng chim kêu,… Đây là những những tiếng ồn xảy ra một cách ngẫu nhiên và hầu như nó trong ngưỡng cho phép và không có nguy cơ gây mất thính lực.
Tiếng ồn nhân tạo
Nếu như tiếng ồn từ thiên nhiên là an toàn thì tiếng ồn được tạo ra bởi con người lại được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn và mất thính lực hiện nay.
Khi một chiếc xe cắt ngang qua một con đường trước mặt bạn, tiếng ồn khi tăng tốc sẽ chiếm ưu thế trong không gian âm thanh. Nghĩa là, các phương tiện giao thông càng nhiều, mật độ lưu thông tăng tất yếu gây nên việc ô nhiễm tiếng ồn đến từ tiếng động cơ, tiếng còi và kể cả là tiếng phanh xe. Ví dụ như ở Việt Nam, việc sử dụng nhiều xe kém chất lượng đã tạo nên sự ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.
Trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, việc sử dụng các loại máy móc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đây lại được xem là một nguồn gây nên ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Bởi lẽ yếu tố khách quan của công việc khiến cho mức độ tiếng ồn ngày càng tăng cao. Và đây là ngành nghề được xếp hạng có nguy cơ gây mất thính lực cự kì cao.
Hoặc trong sinh hoạt, việc bật nhạc quá lớn trong quán bar, vũ trường và quán karaoke cũng gây ra một lượng lớn tiếng ồn. Đây được xem nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khó xử lý nhất vì nó chủ yếu dựa vào ý thức của người dân.
Một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm tiếng ồn khác có thể kể đến như: sự kiện cộng đồng, sự kiện thể thao, loa phát thanh… cũng là một hình thức gây nên ô nhiễm tiếng ồn.
Các nguồn gây ra tiếng ồn mà bạn có thể tiếp xúc hằng ngày, nếu bạn tiếp xúc nhiều lần với chúng theo thời gian, chúng có thể ảnh hưởng tới khả năng phản xạ và gây mất thính lực.
2. Tiếng ồn lớn có thể gây mất thính lực ngay lập tức hoặc theo thời gian
Tiếng ồn gây tổn hại cho thính giác được đo bằng decibel (dB). Song sự tác động của tiếng ồn đến thính lực không chỉ từ độ to của tiếng ồn mà còn phụ thuộc vào cả độ dài của thời gian người nghe tiếp xúc với nó. Nghĩa là tiếng ồn lớn có thể gây mất thính lực ngay lập tức hoặc theo thời gian.
Hầu hết nguy cơ gây mất thính lực có thể do một âm thanh lớn gần tai bạn. Hoặc cũng thể bị mất thính lực theo thời gian. Âm thanh càng lớn thì thời gian mất thính giác càng ngắn. Tiếp xúc càng lâu, nguy cơ mất thính giác càng cao. Và đặc biệt cao khi không sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác hoặc không có đủ thời gian để tai nghỉ ngơi giữa các lần tiếp xúc.
Tiếng ồn trên 70 dB trong một thời gian dài có thể bắt đầu làm hỏng thính giác của bạn. Tiếng ồn lớn trên 120 dB có thể gây hại ngay cho tai của bạn. Nguy cơ gây hại cho thính giác của bạn do tiếng ồn tăng lên theo cường độ âm thanh chứ không phải độ lớn của âm thanh. Đa số những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên không thể nhận thấy tác hại của nó cho đến một ngày chợt nhận ra rằng mình không thể nghe tốt như trước đây. Vì mất thính lực do tiếng ồn xảy ra khi có quá nhiều âm thanh xâm nhập vào tai. Nó có thể xảy ra mà nạn nhân không hề hay biết.
Theo Viện Quốc gia về Điếc và Rối loạn Giao tiếp Khác (NIDCD), bất kỳ âm thanh nào vượt quá 85 decibel trong một thời gian dài đều có thể gây tổn thương thính giác. Chính vì vậy, ECO3D đưa ra lời khuyên là nếu trong môi trường làm việc mà decibel âm thanh có thể cao hơn bình thường, chẳng hạn như tại khu công nghiệp, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người lao động.
3. Làm sao để biết mức âm thanh là an toàn?
Nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với tình huống vượt mức độ an toàn hàng ngày về âm thanh do tác động từ những tiếng ồn đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Những âm thanh này thường là không an toàn và có thể gây nguy cơ mất thính lực, gây căng thẳng cho cơ thể kèm theo nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Vậy làm sao để biết mức âm thanh là an toàn?
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị duy trì tiếng ồn trong môi trường dưới 70 dBA trong 24 giờ (75 dBA trong 8 giờ) để ngăn ngừa mất thính giác do tiếng ồn. EPA cũng quy định giới hạn đối với nhiễu và khó chịu giọng nói ở mức 55 dBA đối với các hoạt động ngoài trời và 45 dBA đối với các hoạt động trong nhà.
Nghĩa là tùy vào thính lực của mỗi người để biết mức âm thanh an toàn. Tuy nhiên không nên tiếp xúc tiếng ồn vượt quá khuyến cáo của WHO. Vì nếu tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ càng cao trong một thời gian dài thì tai sẽ chịu tổn thương và có thể dẫn đến điếc tai, rất nguy hiểm mà ngay chính bản thân bạn không ngay lập tức nhận ra.
Để bảo vệ đôi tai tránh khỏi những tiếng ồn hàng ngày?
Bảo vệ đôi tai của bạn là điều quan trọng để tránh bị suy giảm thính lực hoặc để ngăn việc mất thính lực trở nên tồi tệ hơn. Đó là những thay đổi nhỏ tạo nên sự khác biệt trong quá trình bảo vệ thính giác của bạn. ECO3D sẽ cung cấp tới bạn 2 giải pháp chống tiếng ồn bảo vệ thính lực cơ bản nhất.
- Luôn mang theo nút tai chống ồn, bảo vệ tai trong những tình huống bất ngờ ồn ào, đặc biệt phù hợp với công nhân làm việc trong các lĩnh vực xây dựng.
- Sử dụng chụp tai chống ồn: được sử dụng phổ biến trong trường hợp đi máy bay hoặc xe buýt, hãy nghĩ đến việc đeo tai nghe hạn chế tiếng ồn. Vì vậy, chúng ta có thể nghe nhạc ở mức âm lượng trung bình.
Tiếng ồn là một nguồn gây mất thính lực đáng kể, nhưng bạn có thể chủ động bảo vệ thính giác của mình bằng cách sử dụng những thiết bị bảo vệ thính giác phân phối chính hãng tại ECO3D.
Tin tức

Tìm hiểu sự khác biệt giữa kính bảo hộ chống bụi, chống hóa chất và tia UV. So sánh tính năng, ứng dụng và cách chọn kính phù hợp cho từng môi trường làm việc.

Tránh sai lầm khi sử dụng kính bảo hộ lao động bằng cách nắm rõ cách đeo đúng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra kính thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa.

Kính bảo hộ là thiết bị bảo vệ mắt được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bụi, hóa chất, tia UV và các vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường nguy hiểm.

Trong cuộc sống hiện đại, kính bảo hộ không chỉ là một thiết bị bảo vệ mà còn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu, đặc biệt với những ai làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng, sản xuất, thí nghiệm hay thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.