Clicky

;
;
033.478.9967

Cấu tạo của giày bảo hộ lao động

 Ngày đăng: 6/12/2021 12:00:00 AM
Ước tính khoảng 80% dân số trưởng thành từng có vấn đề liên quan đến bàn chân như bị chấn thương, đau nhức, sưng, nhiễm nấm, tê cứng… Phần lớn những vấn đề ấy xuất phát từ việc bảo vệ đôi chân không đúng cách khi làm việc.

    Giày bảo hộ lao động là một trang bị bảo hộ đã không còn xa lạ đối hầu hết người lao động. Nhiều người lao động đang sử dụng giày bảo hộ khi đi làm hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn người công nhân vẫn chưa biết gì về cấu tạo của sản phẩm bảo hộ này. Hãy cùng đọc qua bài viết này để biết rõ hơn về cấu tạo và công dụng cơ bản của giày bảo hộ lao động.

    Cấu tạo chung của giày bảo hộ thông thường

    Cấu tạo chung của giày bảo hộ thông thường

    Thân giày (Upper)

    Thân giày (Upper)

    Phần thân giày bảo hộ được làm từ chất liệu da thật, vải canvas hoặc sợi cordura. Tùy theo chất liệu mà tính năng của giày bảo hộ được thể hiện khác nhau. 

    Đôi giày da thật với chuẩn S3 sẽ giúp bạn đạp sình lầy hay vũng nước thoải mái. Thậm chí còn khi bị ngâm nước còn trụ được 15 phút trước khi bị ngấm vào trong.

    Mũi giày (ToeCap)

    Mũi giày (ToeCap)

    Mũi giày bảo hộ thường được thiết kế với lõi thép hoặc composite bên trong, mục đích là để đem lại tính năng chống dập ngón cho người sử dụng. Khi người lao động làm việc trong công trường, nơi thường xuyên phải bê vác vật nặng, giày bảo hộ sẽ giúp bạn tránh khỏi những thương tích do bị vật nặng rơi vào chân. 

    Mũi giày bảo hộ là bộ phận tối thiểu phải có của một đôi giày bảo hộ theo tiêu chuẩn EN 20345

    Đa số các loại giày bảo hộ có lõi mũi giày bằng thép hợp kim. Có một số dòng cao cấp khác thì sử dụng composite để làm lõi mũi giày. Composite có nhiều ưu điểm hơn lõi thép như nhẹ hơn, dẻo dai hơn, không bị biến dạng khi chịu lực quá mạnh, hơn nữa đây là vật liệu phi kim nên rất phù hợp cho bạn nếu bạn làm việc ở những môi trường cần phải hạn chế kim loại như nhà máy điện, sân bay…

    Đế giày (Sole)

    Đế giày (Sole)

    • Vật liệu: PU/TPU/Cao su/Phylon.
    • Chức năng: Chống trơn trượt, chống chịu nhiệt, chống tĩnh điện, gót giảm sốc.
    • Tiêu chuẩn: SRC/HRO/ESD, Shock Absorption

    Đế giày là bộ phận chịu tải chính và bảo vệ người lao động khỏi các tác nhân vật lý hay hóa học. Đế giày bảo hộ là đế đúc từ 2 hoặc nhiều lớp với mật độ (density) khác nhau.

    Thường thì (các) lớp ở trên được gia công với mật độ mỏng hơn, giữ lại độ đàn hồi cao giúp giảm sốc khi di chuyển và chịu va đập. Trong khi đó (các) lớp bên dưới được nén ở mật độ cao, đặc hơn nhiều lần mang khả năng chống đâm xuyên từ các vật nhọn dưới lòng bàn chân, dĩ nhiên là với sự trợ giúp của tấm lót thép hoặc Kevlar.

    Cao cấp hơn, người ta sử dụng đế cao su. Nổi bật về độ êm ái nhờ tính đàn hồi cao và khả năng chịu nhiệt. Hơn nữa khả năng chống tĩnh điện và chống trơn trượt của cao su cũng cao hơn hẳn.

    Đế giày bảo hộ thường xẻ rãnh khá sâu giúp tăng độ bám ở môi trường trơn trượt như sàn dầu. Vật liệu PU cũng kháng axit yếu và các loại dầu, ankel hạng nhẹ. Đừng quên khả năng chịu nhiệt HRO của các đôi giày bảo hộ nữa nhé, nếu bạn phải làm trong môi trường nhiệt độ cao như lò nướng, luyện kim, nhiệt điện…

    Lớp lót chống đâm xuyên (Steel Midsole)

    Lớp lót chống đâm xuyên (Steel Midsole)

    Được coi là "lá chắn tuyệt đối " nhằm giúp người sử dụng không bị vật nhọn như đinh, sắt thép… đâm vào chân trong quá trình làm việc. Tấm lót này làm bằng thép hợp kim hoặc tấm Kevlar, đúc giữa hai lớp đế của giày bảo hộ

    Đối với một số dòng giày bảo hộ cao cấp, người ta sản xuất tấm lót chống đâm xuyên từ Kevlar (một loại vật liệu chế tạo áo chống đạn). So với thép thì Kevlar nhẹ hơn và chịu lực đâm xuyên tốt hơn. Không những thế, kevlar không bị gãy trong quá trình sử dụng như thép.

    Kevlar là vật liệu phi kim, giúp người mang giảm thiểu các nguy hiểm từ điện

    Kevlar kết hợp với mũi composite tạo bên bộ đôi SJ Flex, giúp đôi giày bảo hộ nhẹ hơn ít nhất 20g.

    Lót giày (Insole)

    Lót giày (Insole)

    Lót giày bảo hộ có tác dụng chống sốc, bảo vệ gót chân, giảm mệt mỏi cho người lao động khi phải làm việc quá lâu, vận động nhiều giảm năng lượng. Lót giày bảo hộ thường được làm bằng foam E.V.A hoặc cao su Latex.

    Foam E.V.A là vật liệu phổ biến dùng trong sản xuất balo, túi xách. Giày bảo hộ cao cấp hơn thì lót giày thường làm bằng cao su Latex, cho độ êm ái ưu việt hơn.

    Mặt trong giày (Lining)

    Mặt trong giày bảo hộ thường được thiết kế thoáng khí, giúp người sử dụng không cảm thấy bí bách khi mang giày, hạn chế tình trạng hôi chân khi mang giày di chuyển nhiều trong thời gian dài. Thường được làm từ các vật liệu mesh nylon/cambrella/coolmax/cosmo.

    Lớp lót từ những loại sợi tổng hợp cao cấp như Coolmax hay Cambrella còn giúp đẩy mồ hôi bên trong giày lên bề mặt thân giày. Và giữ đôi chân luôn khô thoáng, hạn chế mùi hôi.

    Riêng những đôi giày chuẩn kháng nước WRU, mặt trong được sản xuất từ loại sợi đặc biệt là Cosmo. Lớp lót Cosmo đóng vai trò như van 1 chiều, ngăn hơi nước từ ngoài vào nhưng lại đẩy hơi nước từ trong ra. Với tốc độ bốc hơi gấp 3 lần loại sợi Nylon thông thường.

    Một số bộ phận khác (tùy từng loại giày)

    Dây giày

    Với hầu hết đôi giày thì dây giày là item không thể thiếu. Dây giày phổ thông nhất cho anh em và được bày bán ở mọi nơi rất dễ để lựa chọn và mua. Dây giày vẻ có rất nhiều loại nhưng chủ yếu là dây tròn và dây dẹt, được làm bằng vải với túm hai đầu tiện cho việc xỏ.

    Hạn chế của dây giày truyền thống đó mỗi lần tháo hoặc buộc gây rất nhiều phiền toái và mất thời gian của người dùng. Từ đó tạo tiền đề cho những đôi giày bảo hộ với miếng dán Velcro hay cao cấp hơn là núm vặn điều chỉnh dây ( cước ) hiện đại và thời trang.

    Giày Hans HS-81 Prince siêu nhẹ - có khóa vặn tiện lợi

    Núm vặn điều chỉnh dây của giày bảo hộ Hans

    Lưỡi giày

    Đây là phần tiếp xúc và bảo vệ mu bàn chân của người sử dụng. Toe cap chỉ có thể bảo vệ vùng 5 đầu ngón chân, vậy phần mu bàn chân thì sao ? Chất liệu làm nên lưỡi gà thường giống với chất liệu làm thân giày: da/vải aldo/..

    Tùy từng phân khúc giày và kiểu dáng thì lưỡi gà cũng khác nhau. Thường thì những đôi giày thể thao làm bằng vải thì lưỡi gà của đôi giày thường giày và êm ái hơn.

    Cổ giày

    Là bộ phận tạo ra cảm giác rộng/ chật/ cấn cổ chân mà bạn sẽ cảm nhận được nếu chọn không đúng kích thước.

    Gót giày

    Ngoài vai trò bảo vệ gót, phần này sẽ giúp định hình gót cho chiếc giày, tạo form cho sản phẩm đẹp mắt hơn.

    Vì sao nên mua giày bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn ISO?

    Chắc hẳn nhiều người còn đang thắc mắc về tiêu chuẩn ISO là gì, vì sao cần chú ý đến nó? ISO được viết tắt từ: International Standards Organization (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế).

    Nó là một tiêu chuẩn toàn cấu để đánh giá chung về một đôi giày bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn. Những hãng giày nào có tiếng tăm và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì sản phẩm của họ đều đạt tiêu chuẩn ISO với chất lượng tốt nhất.

    Trong từng môi trường làm việc, tiêu chuẩn sử dụng theo các ngành nghề thì sẽ có quy định riêng về đồ bảo hộ lao động. Trong từng môi trường làm việc khác nhau sẽ có qui định về đồ bảo hộ khác nhau.

    VD: Làm việc trong môi trường dầu mỡ, nhà xưởng, nhà máy sản xuất sẽ khác với môi trường có nhiệt độ cao/thấp, hầm mỏ, ngoài trời, trong nhà, …  

    Và chốt lại cho dễ hiểu: ISO là giày bảo hộ lao động đạt các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp trong quá trình sản xuất và phù hợp với từng ngành nghề làm việc khác nhau.

    Những hãng giày bắt buộc phải tuân theo đúng những quy định này để cho ra những sản phẩm chất lượng nhất, đem lại sự an toàn cho người lao động. Bạn sẽ mua được sản phẩm giày tiêu chuẩn từ những thương hiệu lớn đã được cấp phép và chứng nhận rõ ràng.


    Trên đây là những chia sẻ của Bảo hộ lao động ECO3D về các cấu tạo quan trọng của đôi giày bảo hộ. Ngoài ra còn nhiều thành phần khác cũng quan trọng không kém đã kể trên đây là những thành phần cơ bản của một đôi giày bảo hộ.

    Hy vọng giúp các bạn phần nào hiểu được đôi giày bảo hộ của mình.

     

    Tin tức

    Top

    Bạn vui lòng đợi trong giây lát...