Giày bảo hộ lao động là sản phẩm được hầu hết doanh nghiệp lựa chọn khi trang bị đồ dùng bảo hộ lao động cho người công nhân trong khi làm việc
Giày bảo hộ lao động là sản phẩm được hầu hết doanh nghiệp lựa chọn khi trang bị đồ dùng bảo hộ lao động cho người công nhân trong khi làm việc. Thị trường giày bảo hộ tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng về chủng loại và xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy, việc lựa chọn được sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất cũng là vấn đề không hề đơn giản, luôn là câu hỏi thắc mắc của các doanh nghiệp.
Cấu tạo cơ bản của giày bảo hộ lao động

Cấu tạo giày bảo hộ lao động
1. Mũi giày
Đây là thành phần giới hạn giữa mũi giày, lưỡi giày, mũ giày để giúp bảo vệ được chân khi gặp những tác động từ bên ngoài. Thường thì mũ giày bảo hộ đều được làm bằng thép nên đảm bảo vừa chắc chắn và an toàn cho người sử dụng.
2. Đế giày
Đế giày nằm ở phía dưới của giày sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt làm việc, đặc biệt chú ý khi chọn giày thì bạn cần quan sát kỹ đế giày để lựa chọn cho phù hợp nhất. Giày bảo hộ lao động có rất nhiều loại khác nhau, chất liệu cũng khác nhau, tùy vào từng ngành, nghề khác nhau mà người lao động cần lựa chọn nguyên liệu để làm đế giày cho phù hợp. Phần lớn đế giày bảo hộ được làm bằng chất liệu cao su để tăng độ ma sát và giảm thiểu sự mài mòn.
Đế giày được thiết kế với với những rãnh sâu sẽ làm tăng độ bám trên bề mặt, nếu để bề mặt trơn sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng trơn trượt. Đế giày thường có tấm lót bằng kim loại để chống đâm xuyên khi chẳng may chân dẫm phải đinh hoặc vật nhọn, giảm tối đa nguy hiểm cho người công nhân.
3. Lót mặt giày
Phần lót giày được nằm bên trong giày sẽ có tác dụng giữ thăng bằng và bảo vệ lòng bàn chân của bạn không bị tổn thương khi tiếp xúc vào đế giày. Người sử dụng nên chọn loại lót làm từ vật liệu hút ẩm tốt, không gây mùi và sẽ phù hợp với kích cỡ của chân đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.
4. Lưỡi giày
Đây là bộ phận tiếp giáp với mũi giày sẽ dính vào phần mũi giày và hai bên má giày sẽ giúp để bảo vệ mu bàn chân của bạn được thông thoáng và có thể co giãn để giúp ôm sát bàn chân tốt hơn.
5. Cổ giày
Nằm ở phần ôm sát cổ chân của bạn, phần cổ giày còn được thiết kế một miếng đệm sẽ giúp chân được thoải mái hơn khi tiếp xúc, phần đệm này thường được làm từ loại vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt.
6. Gót giày
Phần gót giày chính là phần sau cùng của đôi giày bảo hộ lao động sẽ giúp bảo vệ được mắt cá chân và ở phía sau cổ chân. Gót giày phải chắc chắn và cứng để hỗ trợ cho đôi chân của bạn đồng thời cũng sẽ làm giảm những tổn thương cho da của bạn.
Để tham khảo thêm nhiều sản phẩm bảo hộ lao động khác , xin quý khách vui lòng liên hê theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH ECO3D
Địa chỉ: 335 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
Kho xưởng: số 8 khu vực Đền Lừ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline : (+84) 98-333-0380 ( Mr Dũng ) - Webisite : eco3d.vn
Tin tức

Tìm hiểu sự khác biệt giữa kính bảo hộ chống bụi, chống hóa chất và tia UV. So sánh tính năng, ứng dụng và cách chọn kính phù hợp cho từng môi trường làm việc.

Tránh sai lầm khi sử dụng kính bảo hộ lao động bằng cách nắm rõ cách đeo đúng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra kính thường xuyên để đảm bảo an toàn tối đa.

Kính bảo hộ là thiết bị bảo vệ mắt được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bụi, hóa chất, tia UV và các vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường nguy hiểm.

Trong cuộc sống hiện đại, kính bảo hộ không chỉ là một thiết bị bảo vệ mà còn là “người bạn đồng hành” không thể thiếu, đặc biệt với những ai làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ như xây dựng, sản xuất, thí nghiệm hay thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.